Khi bước vào mối quan hệ vợ chồng, không chỉ là tình yêu, đôi nam nữ còn phải là người bạn đời, đồng hành cùng nhau trong mọi thăng trầm của cuộc sống. Để sống bên nhau cả cuộc đời, đôi vợ chồng phải thấu hiểu, nắm bắt được những niềm vui, nỗi buồn, mong muốn. Chia sẻ, lắng nghe chính là những kỹ năng quan trọng để duy trì mối quan hệ vợ chồng bền vững cũng như ngọn lửa tình yêu trong gia đình. Lắng nghe là cần thiết trong những câu chuyện, giao tiếp thường ngày nhưng kỹ năng này đặc biệt trở nên quan trọng khi giữa hai vợ chồng đang xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn, xung đột. Khi ấy, điều đầu tiên họ cần làm là giữ bình tĩnh để trò chuyện, nói hết những khúc mắc trong lòng. Và chỉ có bằng cách lắng nghe với sự tập trung, thấu đáo, cầu thị, không phán xét thì những khúc mắc, mâu thuẫn mới có thể được giải tỏa.
* Những nguyên tắc khi lắng nghe giữa 2 vợ chồng
– Bày tỏ sự cầu thị, mong muốn, sẵn sàng lắng nghe tích cực.
– Kiên nhẫn, không cắt lời, không phán xét và đưa ra ý kiến chủ quan khi vợ/chồng đang chia sẻ.
– Tạo dựng bầu không khí tự nhiên, riêng tư, không căng thẳng.
– Đừng lắng nghe một cách miễn cưỡng mà thực hiện cuộc trò chuyện k
hi bạn thực sự thoải mái.
– Tập trung chú ý: Bao gồm giao tiếp bằng mắt, hướng về phía người nói hay gật nhẹ đầu biểu lộ sự tán thành và thông hiểu. Điều này cho thấy người nghe đang thật sự chú ý và lĩnh hội được thông tin.
– Bày tỏ sự khuyến khích một cách chân thành, đồng cảm với những cảm xúc thái độ của vợ/chồng.
– Hãy im lặng: Im lặng làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Họ cho rằng nó thể hiện sự suy tính hoặc đau khổ. Chúng ta thường sợ những khoảnh khắc im lặng và thường cố nói một điều gì đó. Một người nghe chân thành lại khác, họ cũng sẽ thoải mái trong lúc im lặng vì biết rằng nó chứa đựng nhiều điều để suy ngẫm. Thỉnh thoảng, chờ đợi một vài phút sẽ làm cho người nói đi sâu hơn vào những điều muốn bày tỏ. Đôi khi, chúng ta phải im lặng để người đối diện vượt qua những cảm xúc của mình.