Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Kỹ năng xử lý khi bị xâm hại tình dục hoặc nguy cơ bị xâm hại tình dục

Kỹ năng xử lý khi bị xâm hại tình dục hoặc nguy cơ bị xâm hại tình dục

04/10/202004/01/2021 - adminnguyenhai

Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục cần tránh:
Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
Không ở trong phòng một mình với người lạ.
Không nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
Không đi nhờ xe người lạ.
Không đến gần hoặc để cho người lạ đến gần mình.
Không để người lạ vào nhà, nhất là trong nhà chỉ có một mình.
Không nói chuyện với người lạ là mình đang ở nhà một mình.
Khi bị xâm hại hoặc nguy cơ xâm hại tình dục, các em cần hành động:
Đứng ngay dậy.
Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục.
Lùi ra xa để người đó không với tay được tới mình.
Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại, tôi không cho phép, tôi không muốn. Nếu không dừng lại tôi sẽ mách với vọi người…
Bỏ ngay đi.
Kể cho người thân hoặc những người đáng tin cậy biết để kịp thời giúp đỡ.
Áp dụng Quy tắc 5 ngón tay
* Ngón cái – gần mình nhất – tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột: Những người này có thể ôm hôn, tắm, ngủ chung hay làm vệ sinh giúp bé khi còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
* Ngón trỏ – tượng trưng cho thầy, cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình: Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Nếu bất kỳ ai trong nhóm này chạm vào “vùng đồ lót”, bé sẽ hét to để nhận được sự trợ giúp và nói với mẹ để được giúp đỡ kịp thời.
* Ngón giữa – người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ: bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
* Ngón áp út – người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu: bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
* Ngón út – ngón tay xa bé nhất – thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
Áp dụng Quy tắc Chiếc quần lót
* P – Privates are Private: Chỗ kín là riêng tư
Đồ lót là vật giúp con che lại vùng kín của mình, và không ai được phép nhìn hoặc đụng vào những nơi con mặc đồ lót. Trong trường hợp đặc biệt khi bác sĩ, y tá hoặc thành viên gia đình bắt buộc phải làm vậy, họ phải giải thích với con và được con đồng ý trước.
* A – Always remember your body belong to you: Hãy nhớ cơ thể của con là của riêng con.
Cơ thể của con thuộc về con. Không ai được phép làm bất kì điều gì khiến con không thoải mái hoặc xấu hổ. Nếu có ai tỏ ý muốn đụng chạm và nhìn vào những nơi con mặc đồ lót (vùng kín), hãy lập tức nói “Không” và báo ngay với người con tin cậy hoặc bố mẹ con.
* N – No means No: Không là không
Không nghĩa là không và con luôn có quyền từ chối người lớn, dù đó là một thành viên trong gia đình hay một người con yêu quý. Con là người kiểm soát cơ thể của con và cảm giác của con là quan trọng nhất. Nếu con không thoải mái và không thích, hãy mạnh dạn nói “không”, vì đó là lựa chọn của con
*T – Talk about secrets that upset you: Kể về những bí mật làm con khó chịu.
Có những bí mật xấu và bí mật tốt. Bí mật tốt là những thứ làm con vui như món quà bí mật ông già Nô-en sắp tặng. Còn bí mật xấu sẽ làm con lo sợ và buồn bã. Hãy luôn luôn tâm sự với những người lớn con tin tưởng khi con có bí mật xấu.
* S – Speak up, someone can help : Hãy lên tiếng, sẽ có người có thể giúp đỡ.
Hãy nói ra những điều làm con lo lắng và sợ hãi. Khi con cảm thấy bồn chồn, lo sợ, hãy tâm sự ngay với một người lớn con tin tưởng – có thể là bố mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, hoặc một người thân của gia đình.
Nên cho trẻ mặc đồ lót và dạy con nhớ kỹ quy tắc này.

4.5/5 - (32 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Tiền Giang: Phương hướng nhiệm vụ công tác gia đình năm 2020
  • Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em
  • Bến Tre: Làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm về bạo lực gia đình
  • Tiền Giang: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác gia đình năm 2023
  • Tỉnh Thái Bình báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL
  • Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?