Nhằm tạo bầu không khí thân mật thoải mái và khuyến khích người trong cuộc tham gia tích cực trong cuộc hòa giải, giúp họ có được sự can đảm và lòng tin bằng cách chỉ ra những triển vọng, khả năng, làm cho họ hiểu rằng, họ có thể vượt qua những khó khăn, vấn đề họ đang gặp phải. Người hòa giải có thể động viên khuyến khích người nói thông qua giao tiếp bằng lời hoặc bằng các cử chỉ không lời.
Khuyến khích động viên qua giao tiếp bằng lời, người hòa giải có thể: Xưng hô thích hợp theo tuổi, mời ngồi, mời uống nước; Dùng các câu chữ hóm hỉnh nếu cần thiết để giảm bớt căng thẳng; Người hòa giải nhằm vào những việc mà người nói đã làm tốt để khen ngợi khuyến khích họ. Ví dụ: “ Chị nói đúng đấy”, “Anh nhìn nhận thẳng thắn thế là rất tốt”,… khác, khoảng cách ngồi không thích hợp, chế nhạo (bĩu môi, lắc đầu, cười nhếch mép, cười khẩy,…), nhăn mặt, cau có, ngáp, xem đồng hồ,…; Tốc độ nói vừa phải, giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm; Khuyến khích, động viên qua giao tiếp không lời, người hòa giải cần : Ngồi với khoảng cách thích hợp, không để người gây bạo lực với người bị bạo lực ngồi quá gần nhau; Gật đầu, mỉm cười, mắt chăm chú, thiện cảmThỉnh thoảng có điệu bộ đồng cảm; Chờ đợi nếu người nói xúc động và chưa kịp nói thành lời.
Người hòa giải nên tránh khi tiến hành hòa giải: Khiển trách;Nói với giọng bề trên khuyên bảo hoặc thuyết giáo; Giải thích rắc rối, phức tạp, sử dụng ngôn từ khó hiểu; Đặt những câu hỏi như tra khảo chất vấn (ví dụ: “Tại sao chị làm gì thế?”); Giọng nói khó chịu, kể cả nói quá nhanh hoặc quá chậm.Tránh nhìn chỗ ra chỗ khác hoặc ánh mắt thờ ơ.