Ngày 19 tháng 8 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã xây dựng Báo cáo số 213/BC-SVHTTDL về việc tổng kết triển khai, tình hình thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020
Theo Báo cáo, Kết quả đạt được theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao giao về tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận thông tin phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) đạt 96,1%; Tỷ lệ cán bộ tham gia PCBLGĐ các cấp được tập huấn nâng cao năng lực PCBLĐ đạt 100%; Tỷ lệ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực PCBLGĐ đạt 100%; Số lượng báo cáo viên về PCBLGĐ của tỉnh 10 người; Tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ) được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân đạt 96,5%; Tỷ lệ người có hành vi BLGĐ được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi đạt 95,5% và Tỷ lệ số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình PCBLGĐ (Số xã/phường/thị trấn có Mô hình PCBLGĐ /tổng số xã/phường/thị trấn trên địa bàn cấp tỉnh đạt 20,5 % và Số xã/phường/thị trấn có Mô hình PCBLGĐ theo hướng dẫn của Bộ VHTTDL/tổng số xã/phường/thị trấn có các Mô hình có nội dung hoạt động về PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh đạt 20,5%).
Về khó khăn, hạn chế như: Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ở một số ngành, địa phương chưa thường xuyên, liên tục. Chưa có sự phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra, giám sát đánh giá các chương trình mục tiêu về gia đình, nên chưa đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về pháp luật về PCBLGĐ cho đối tượng là quần chúng nhân dân chưa chú trọng vào diện rộng, thực hiện theo phương pháp cũ, một số địa điểm, đối tượng thuận lợi, dân trí cao như cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên. Vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn công tác truyền thông chưa đạt mục tiêu thật sự làm chuyển biến ý thức, hành vi đối với từng người dân, từng thành viên gia đình. Đối với đặc thù một tỉnh còn nhiều khó khăn và đa dạng về dân tộc, ngôn ngữ, rào cản lớn nhất đối với hiệu quả truyền thông, vận động đối với đồng bào các dân tộc chính là ngôn ngữ chuyển tải. Mô hình, câu lạc bộ về gia đình, phòng/chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy có đạt một số kết quả nhưng hoạt động còn mang tính cầm chừng, mờ nhạt, chưa thu hút phát triển số lượng thành viên. Các địa điểm hỗ trợ, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình còn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đội ngũ cán bộ làm công tác PCBLGĐ cấp huyện và cấp cơ sở chưa được ổn định, luôn thay đổi nên kết quả bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác gia đình chưa được phát huy hiệu quả. Công tác ghi chép, thống kê số liệu sổ theo dõi công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình chưa được cập nhật thường xuyên; việc đánh giá và báo cáo kết quả công tác gia đình chưa được chính xác, đúng thời gian quy định. Công tác lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo về công tác lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chương trình chưa được triển khai có hiệu quả ở cấp xã, phường.