Ở Trung ương, cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về gia đình là Vụ Gia đình, có số lượng biên chế được giao là 15.
Ở địa phương:
Cấp tỉnh: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể theo/ Sở Văn, hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch. Trong đó có phòng: Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, phòng Văn hóa-Gia đình hoặc phòng Nghiệp vụ Văn hóa.
Cấp huyện: Lĩnh vực gia đình được giao cho Phòng Văn hoá và Thông tin (không có công chức chuyên trách về gia đình).
Cấp xã, lĩnh vực gia đình do Công chức Văn hóa-Xã hội kiêm nhiệm cùng với rất nhiều nhiệm vụ khác.
Nguồn nhân lực
Ở Trung ương tối đa được bố trí 15 biên chế.
Ở địa phương: Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực gia đình (tính đến ngày 31/12/2017) tại các địa phương trên toàn quốc có 12.114 cán bộ, công chức thực hiện lĩnh vực gia đình
Bộ máy và nhân lức cán bộ làm công tác gia đình như trên không đảm bảo để thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình, chưa đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Nghiên cứu đổi mới, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về gia đình đảm bảo sự thống nhất và gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em, bảo đảm tính liên thông, tinh gọn hiệu quả. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác gia đình, theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý gia đình.
Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án về gia đình. Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình. Xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên để tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình. Tăng cường hợp tác quốc tế, khuyến khích các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho công tác gia đình.