Ngày 29 tháng 4 năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang đã xây dựng Báo cáo số 208/BC-SVHTT về việc Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư “về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Thông báo Kết luận số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư về sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW
Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, Thông báo Kết luận số 26-TB/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 14-CT/TW, Kế hoạch số 34-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch, chương trình hành động của UBND tỉnh, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cùng với sự tham gia tích cực của các sở, ban ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng mạnh mẽ của Nhân dân, công tác xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đi vào cuộc sống. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có bước chuyển biến tích cực. Quy mô gia đình ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi, tỷ lệ sinh hàng năm giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, vượt mục tiêu đề ra, đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình ít con, no ấm, tiến bộ và hạnh phúc được đẩy mạnh.
Từng bước giáo dục kỹ năng ứng xử các mối quan hệ trong gia đình, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, làm cho các thành viên gia đình với các mối quan hệ xã hội ngày càng tốt hơn, lành mạnh hơn, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội; nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, về Phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời thay đổi quan điểm từ việc xem công tác Phòng, chống bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình, trở thành là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Nội dung công tác gia đình trở thành những tiêu chí cụ thể trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“, ngày càng có nhiều gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phần lớn các gia đình đã phát huy truyền thống văn hóa của gia đình Việt Nam thể hiện qua các phong trào như: ‘‘Gia đình văn hóa‘‘, “Gia đình hiếu học“, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“, câu lạc bộ “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền“, câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc“…công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phụng dưỡng người cao tuổi đạt được những thành tích đáng kể. Những kết quả này góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh.
Thông qua hiệu quả hoạt động mô hình các câu lạc bộ về gia đình góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của xã hội như: Giảm dần các tệ nạn xã hội, tăng cường vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều gia đình, cộng đồng hiếu học, vượt khó, nuôi dạy con thành đạt.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác gia đình, đầu tư nguồn nhân lực về con người, kinh phí, các phương tiện hoạt động cho công tác gia đình.
Các chủ trương của Đảng về chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được thụ hưởng
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác gia đình vẫn còn một số hạn chế nhất định như:
Công tác gia đình là lĩnh vực còn khá mới, Nghị định quy định về công tác gia đình được Chính phủ mới ban hành năm 2013 nên việc lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện còn có mặt chưa sâu. Việc triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, có lúc, có địa phương chưa quan tâm đúng mức và ban hành kịp thời.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác gia đình, truyền thông giáo dục đời sống gia đình từng lúc, từng nơi còn mang tính hình thức, thời vụ, chưa đi vào chiều sâu, chưa đủ mạnh. Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm gắn công tác gia đình với nhiệm vụ chính trị của địa phương; việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể các cấp từng lúc, từng nơi thiếu gắn kết chặt chẽ nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Các mô hình câu lạc bộ, đội, nhóm lĩnh vực gia đình tại cộng đồng tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế vì nhiều lý do như: kinh phí hỗ trợ, nội dung sinh hoạt, hình thức tổ chức..; công tác tư vấn, vận động, giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình theo quy định pháp luật còn yếu; việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có lúc, có nơi, có vụ việc chưa triệt để, kịp thời.
Nhân sự làm công tác gia đình còn thiếu và yếu; kinh phí ở cấp huyện, cấp xã còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục ở cơ sở.
Nguyên nhân tình hình nêu trên có phần do nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý Nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển của đất nước, những mặt tích cực chưa được phát huy, nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời. Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước những khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đang tác động mạnh đến các giá trị đạo đức truyền thống và lối sống của gia đình. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình. Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ các yếu tố giá trị cần thiết (cả về vật chất và tinh thần) sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình