Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/10/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, qua 10 năm triển khai, thi hành Luật đã đạt được một số thành quả nhất định, đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên gia đình; góp phần xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Tuy nhiên quá trình thi hành Luật cònmột số khó khăn thách thức như: Về nhận thức và thái độ của người dân và cán bộ; Nhận thức chưa rõ của nhân dân về Luật PCBLGĐ, coi đó là hành vi không vi phạm pháp luật, chuyện riêng của gia đình; Nhận thức của người dân về BLGĐ còn khác nhau theo điều kiện kinh tế – xã hội; Do chưa nắm rõ các quy định về hòa giải, nên nhiều cán bộ cơ sở thiên về hòa giải hơn thay cho việc phải xử lý các vụ BLGĐ;
Nhiều nạn nhân BLGĐ, trong đó có nhiều phụ nữ ngại tìm đến sự trợ giúp.
Về các biện pháp xử lý của chính quyền và hiệu quả
Khi có các hành vi BLGĐ xảy ra, nhìn chung các tổ chức và đoàn thể đều có sự can thiệp, tuy nhiên với mức độ khác nhau.
Các biện pháp xử lý của chính quyền đối với hành vi BLGĐ cũng gặp nhiều khó khan như: Khó xử phạt bằng tiền; quy trình xử lý chưa rõ ràng; nhận thức của một bộ phận nhân dân và cán bộ chưa thông, chưa rõ nên có những hành vi cản trở việc xử lý.
Các cơ sở PCBLGĐ và hỗ trợ nạn nhân còn thiếu và chưa được truyền thông đầy đủ đến người dân để họ biết và sử dụng khi cần.
Theo dõi, giám sát các hành vi BLGĐ, thống kê về số liệu BLGĐ còn gặp khó khăn do thiếu đội ngũ cộng tác viên về gia đình tại cơ sở.
Kinh phí dành cho PCBLGĐ còn rất hạn hẹp, chưa đáp ứng thực hiện nhiệm vụ.