Tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện được nhiều mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Qua đó tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác PCBLGĐ, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ BLGĐ. Kết quả cụ thể như sau:
Đến năm 2015 đạt 83% và đến năm 2020 đạt 96% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về PCBLGĐ. Đến năm 2015 đạt 60% và đến năm 2020 đạt 90% số cán bộ tham gia PCBLGĐ các cấp được tập huấn về PCBLGĐ. Đến năm 2015 đạt 75% và đến năm 2020 đạt 92% số cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực PCBLGĐ. Đến năm 2015 đạt 72% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan cấp tỉnh có liên quan đến hoạt động PCBLGĐ có báo cáo viên cấp tỉnh về PCBLGĐ. Đến năm 2015 đạt trên 75% nạn nhân BLGĐ được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân; đạt 93% người có hành vi BLGĐ được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi. Đến năm 2020 (6 tháng đầu năm) không xảy ra tình trạng bạo lực nào trên địa bàn tỉnh và đạt 100% số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình PCBLGĐ (137 xã, phường, thị trấn được xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình PCBLGĐ). Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng và yêu cầu mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên dân số cộng đồng dân cư tham gia hoạt động PCBLGĐ.
Nhìn chung, bạo lực gia đình trong toàn tỉnh cơ bản được kiểm soát hiệu quả, số vụ bạo lực gia đình đã giảm mạnh qua từng năm. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương đã phối hợp giải quyết, xử lý kiên quyết các vụ việc xảy ra; đồng thời cũng áp dụng các biện pháp mang tính nhân văn, phòng ngừa như góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư để vận động, giáo dục người gây bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực.