Theo đó công tác Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm có liên quan đến công tác gia đình được UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai duy trì hàng năm thông qua hoạt động của các Mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình. Các Mô hình này có sự tham gia phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể như Công an tỉnh, Tư pháp, Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên..để khảo sát, nắm tình hình xảy ra bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư. Tổ chức tiếp cận từng hộ gia đình, nhất là khu vực tập trung đông dân cư lao động nghèo, bị tác động bởi khó khăn kinh tế, không có nghề nghiệp ổn định và trình độ dân trí thấp, là nơi có nhiều bạo lực xảy ra để phát hiện, can ngăn và giải tỏa kịp thời các vụ bạo lực gia đình, tư vấn, hòa giải những mâu thuẫn nhỏ trong các gia đình nhằm phòng ngữa nguy cơ dẫn đến bạo lực.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ bạo lực gia đình trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do sự hợp tác của gia đình và nạn nhân thiếu tích cực. Mặt khác, nạn nhân còn e ngại không mạnh dạn báo cơ quan chính quyền để được bảo vệ và kịp thời xử lý những hành vi sai trái đối với người gây ra bạo lực gia đình. Năm 2019, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 50 vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn.