Để tạo điều kiện cho người khuyết tật được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động sau:
Công tác tuyên truyền về các hoạt động thể thao cho người khuyết tật đã được các báo, đài truyền hình quan tâm thông qua các chương trình “Lễ xuất quân của đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam”, “Chương trình thắp sáng niềm tin cho người khuyết tật” “Chương trình vượt qua số phận” tham dự các giải trong nước và Đại hội quốc tế. Các vận động viên, huấn luyện viên người khuyết tật tiêu biểu đã được các báo, cơ quan truyền thông bình chọn hàng năm.
Chỉ đạo và hướng dẫn địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để những người khuyết tật được tiếp cận các công trình Thể dục thể thao, tham gia tập luyện các môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Tính đến nay, trên toàn quốc có nhiều tỉnh/ thành có các câu lạc bộ thể dục, thể thao của người khuyết tật và 35 tỉnh/thành có phong trào thể thao cho người khuyết tật với nhiều hoạt động, nhiều môn thể thao phù hợp như: Điền kinh, Bơi, Cầu lông, Bóng bàn, Boocia, Bóng đá cho người khiếm thị, Quần vợt, Cờ vua, Judo, Boccia … Các hoạt động thể dục thể thao đã giúp cho những người khuyết tật được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tự tin hòa nhập cộng đồng, nâng cao sức khỏe, hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng sống, có thêm thu nhập, nâng cao đời sống. Nhiều tỉnh thành phố quan tâm tạo điều kiện về công tác tập huấn, tham dự các giải thể thao người khuyết tật trong nước và quốc tế.
Tổ chức Hội thi Thể thao người khuyết tật toàn quốc theo định kỳ 4 năm/1 lần và Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc được tổ chức hàng năm. Tại các Hội thi và Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc đã thu hút khoảng 30 tỉnh/thành tham dự với khoảng 800 đến 900 vận động viên là người khuyết tật tham gia thi đấu 9 môn thể thao gồm: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Bóng bàn, Cầu lông, Quần vợt, Boccia, Bóng đá khiếm thị 5 người, Judo khiếm thị.
Tổ chức tuyển chọn, tập huấn các vận động viên có thành tích xuất sắc các môn, cử các đội tuyển tham dự các giải thể thao cho người khuyết tật quốc tế. Tại các Đại hội và các giải Thể thao người khuyết tật khu vực, châu lục, thế giới các vận động viên khuyết tật Việt Nam đã thi đấu xuất sắc giành nhiều huy chương cao quý đặc biệt tại Đại hội thể thao người khuyết tật Thế giới (Paralympic Rio-Brazin năm 2016) đã giành thành tích 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ phá 1 kỷ lục thế giới môn cử tạ hạng 49 Kg của Lê Văn Công, tại Đại hội thể thao người khuyết tật Châu Á (ASIAN ParaGames năm 2014 tại Inchon – Hàn Quốc) đã giành thành tích 9 HCV, 7 HCB và 13 HCĐ, phá 1 kỷ lục Thế giới, 1 kỷ lục Châu Á và 2 kỷ lục Đại hội. tại Đại hội thể thao người khuyết tật Châu Á (ASIAN ParaGames năm 2018 tại Indonesia) Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã giành thành tích 8 HCV, 8 HCB và 24 HCĐ phá 5 kỷ lục Đại hội đứng thứ 12/43 quốc gia tham dự. Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Á (ASEAN Paragames) tổ chức 2 năm/1lần Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam thường tham dự với khoảng 150 VĐV, tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 7 – năm 2013, Myanmar đã đạt được: 48HCV-66HCB-61HCĐ; tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 8 – năm 2015, Singapore đã đạt được: 48HCV-58HCB-50HCĐ; tại Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 9 – năm 2017. Malaysia đã đạt được: 40HCV-61HCB-60HCĐ Với những thành tích đạt được, nhiều vận động viên thể thao người khuyết tật đã nhận được những phần thưởng cao quý của nhà nước như Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.