Luật Khoa học công nghệ (KHCN) ban hành năm 2013 và Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ đưa ra một số quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KHCN và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KHCN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Các quy định này đã tạo điều kiện cho cả nam và nữ dễ dàng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học từ cấp cở sở đến cấp quốc gia.
Số lượng nhà khoa học nữ chiếm tỷ lệ cao và tăng dần theo thời gian từ 41% năm 2011 lên 44,8% năm 2015. Nhà khoa nữ làm nữ làm chủ nhiệm các đề tài cấp quốc gia ngày càng tăng, số liệu tính đến năm 2016 có 19,2% đề tài cấp quốc gia do nhà khoa học nữ chủ trì. Nhiều nhà khoa học nữ đã được tôn vinh, được nhận các giải thưởng trong và ngoài nước.
Từ năm 1980 tới năm 2016, sau 25 đợt xét, cả nước hiện có 10.744 giáo sư, phó giáo sư trong đó có 1.715 giáo sư và 9.059 phó giáo sư. Độ tuổi trung bình của giáo sư là 57,13, phó giáo sư là 50,88. Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư là nam chiếm đa số tới 83,5%, nữ giới chỉ chiếm 16,5%. Giai đoạn 2012 – 2016, tỷ lệ nữ giáo sư trong cả nước là 8,4%, nữ phó giáo sư là 26,3%.
Từ năm 1985 đến 2016, Bộ KHCN đã phối hợp với Quỹ Giải thưởng Kovalevskaia để lựa chọn các tập thể và cá nhân nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và toán học được vinh danh tại giải thưởng này.
Tỷ lệ nữ sinh tham gia các kỳ thi quốc gia và quốc tế trong thời gian vừa qua cũng tăng lên đáng kể, nhiều nữ sinh đã đạt giải các trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Theo thống kê, năm 2015 tỷ lệ nữ trong tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học 36,24%, thạc sĩ 33,95%, tiến sĩ 25,69%.