Chăm sóc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, cộng đồng và gia đình. Trong công tác tập huấn, tuyên truyền qua các năm, nhiều hoạt động về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, trẻ em, người cao tuổi được tổ chức với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng từ cấp huyện đến cấp xã trên địa bàn thành phố. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến các nhóm đối tượng đặc thù như: Nam, nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn; công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu nhà trọ tập trung nhiều hộ gia đình công nhân sinh sống; cán bộ, học sinh trong các trường học; những hộ gia đình và cá nhân có nguy cơ bị bạo lực gia đình,.. và công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác tuyên truyền về gia đình, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc trong phát triển kinh tế xã hội.
Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình nói riêng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao tập trung triển khai lồng ghép công tác truyền thông vận động, thay đổi hành vi của các thành viên gia đình, cộng đồng và xã hội; các nội dung truyền thông chăm sóc, bảo vệ trẻ em về phòng, chống bạo hành, xâm hại trẻ em được thể hiện qua các tiêu chí của các tiêu chuẩn gia đình văn hóa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các hoạt động văn hóa văn nghệ; hoạt động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe;… Cụ thể:
Hình thức thông tin, truyền thông đa dạng như: Hội thi tìm hiểu pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật trẻ em; Hội thi vẽ tranh “Ước mơ của em”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, Hội thao “Gia đình chung sức”, “Gia đình thể thao”; Tọa đàm “Bữa cơm gia đình – Tổ ấm hạnh phúc”; Nói chuyện chuyên đề “Bình đẳng giới và kỹ năng giao tiếp ứng xử”; Hội thảo chủ đề “Xây dựng gia đình hạnh phúc trong thời đại 4.0”; Diễn đàn “Kỹ năng ứng xử trong gia đình – Chìa khóa mở cửa hạnh phúc” ; … Ngoài ra, thông qua các buổi họp tại các khu phố/ấp các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, trẻ em, người cao tuổi… được thông tin rộng rãi đến với mọi người dân tại khu dân cư… trong các dịp cao điểm như Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 và Tháng hành động vì bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới hằng năm, nhiều hoạt động tuyên truyền được tổ chức từ cấp huyện đến cấp xã và ở các khu phố, ấp. Các hình thức tuyên truyền được thực hiện như: Truyền thông trực tiếp trong các cuộc hội nghị, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, họp mặt, hội thi; truyền thông gián tiếp trên trang thông tin điện tử và bản tin, bảng điện tử; phát hành các tài liệu, sổ tay hỏi đáp, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền; cổ động trực quan như treo băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở Ủy ban nhân dân, trường học, trên các trục đường chính, khu vực công cộng, khu vực tập trung đông người trên địa bàn; Kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, kiến thức tiền hôn nhân, kỹ năng nuôi dạy con,…; Lồng ghép các nội dung về bình đẳng giới, chăm sóc bảo vệ trẻ em nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các bậc cha mẹ. Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, với 04 nguyên tắc cơ bản là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ. Trong đó, Bộ tiêu chí xoay quanh 04 mối quan hệ trong gia đình (Tiêu chí ứng xử vợ chồng; Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu; Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà; Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em), mục đích góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; và nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.
(Kết quả: Về tập huấn: đã có 1993 cuộc, với 191.563 lượt người. Về tuyên truyền: có 25.263 cuộc, với hơn 1,5 triệu lượt người tham dự).