Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Văn bản số 90/BC-UBND về việc Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 29/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Theo Báo cáo, Trong 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 29-CT/TU, ngày 27/3/2017 của Ban Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác gia đình; tích cực tham gia xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững; từng bước giảm dần số vụ bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào gia đình; phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về công tác gia đình, số gia đình đạt chuẩn “Gia đình văn hóa” hàng năm đều tăng, ngày càng nhiều gia đình làm kinh tế giỏi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt, gia đình no ấm, hạnh phúc, vai trò của người phụ nữ được đề cao, công tác chăm sóc trẻ em và người cao tuổi được quan tâm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Công tác tham mưu, triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU còn có những hạn chế, yếu kém như ở một số địa phương, cơ sở còn chậm; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên chặt chẽ, nên chất lượng thực hiện các nhiệm vụ trong Chỉ thị chưa cao. Công tác thu thập dữ liệu, tổng hợp báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo Thông tư 7 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn lúng túng, số liệu cập nhật chưa chính xác khó khăn cho công tác quản lý. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em trên địa bàn tỉnh một số nơi chưa được quan tâm nên hiệu quả chưa cao. Năng lực và kỹ năng truyền thông của cán bộ làm công tác gia đình cơ sở còn hạn chế; công tác giáo dục về gia đình còn hạn chế; mạng lưới dịch vụ tư vấn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn số hộ gia đình nghèo và cận nghèo có giảm nhưng chưa bền vững. Công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị chưa được thực hiện thường xuyên.