Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Hiểu về trẻ vị thành niên

Hiểu về trẻ vị thành niên

01/09/201901/10/2019 - Vụ Gia Đình

Vị thành niên là cụm từ dùng để chỉ những người thuộc độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Biểu hiện nổi bật ở lứa tuổi này là những thay đổi về tâm sinh lý, nhận thức và cảm xúc.
Về mặt sinh lý, trẻ vị thành niên có sự biến đổi như tăng chiều cao, sự phát triển của các cơ quan sinh sản… khiến ngoại hình các em có những thay đổi; hooc môn thay đổi nên tâm trạng của trẻ hay thay đổi, nhạy cảm hơn, dễ nổi giận bất ngờ, dễ nhiệt tình nhưng cũng dễ chán nản.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, tâm lý của trẻ cũng biến đổi rõ rệt. Trẻ thường lo lắng về sự phát triển đột ngột, những thay đổi lạ thường của cơ thể. Sự thay đổi quá nhanh về cơ thể cũng có thể khiến trẻ trở nên vụng về, e dè, thậm chí mệt mỏi và hay cáu giận. Cảm giác thiếu tự tin về bản thân khiến trẻ dành không ít thời gian cho việc chăm chút bề ngoài của mình. Trẻ thích có nhiều bạn, quan tâm nhiều hơn đến bạn khác giới, thích tụ tập, thích những cảm giác mới lạ, hoặc chơi những trò tạo cảm giác mạnh… Trẻ phát triển cả về đạo đức và xã hội. Bạn cùng lứa rất quan trọng, có khi trẻ còn chịu ảnh hưởng của bẹn bè hơn cả của cha mẹ, thầy cô giáo.
Một đặc điểm phổ biến nữa của lứa tuổi này là tâm lý muốn làm người lớn hay tự coi mình là người lớn. Trẻ rất tò mò và muốn biết tất cả những gì thuộc về thế giới người lớn, mong muốn được những người lớn coi trọng và đánh giá cao. Trẻ ưa hoạt động, thích mạo hiểm, thích thử nghiệm, năng động, sáng tạo, làm theo cái mới nhưng lại chưa đủ khả năng, kinh nghiệm để lựa chọn, suy xét đúng sai.
Trẻ có cảm giác xáo trộn, có thể nhầm lẫn về vai trò vì không biết mình sẽ đóng vai trò gì khi trưởng thành. Do thiếu hiểu biết nên trẻ làm điều sai mà chưa nắm được nguyên nhân và hậu quả việc làm của mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng chưa biết cách kiểm soát mức độ chín chắn về giới tính. Bởi vậy, để khám phá bản thân và tìm hiểu cơ thể người khác giới, trẻ thường lén xem website của người lớn, đọc truyện tình, xem phim sex, thủ dâm… Trẻ cũng không còn tâm sự với cha mẹ nhiều như khi còn nhỏ. Trẻ có thể trở nên bướng bỉnh, nổi loạn, chống đối. Trẻ thích thể hiện cá tính, thể hiện bản thân, vì vậy, dễ xảy ra va chạm, xung đột với người lớn. Nhu cầu độc lập, tự lập của trẻ được thể hiện rõ hơn. Việc trẻ tỏ ra thách thức tranh luận, cãi lại người lớn có thể coi là điều bình thường để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
Cha mẹ không nên coi hành vi tiêu cực của trẻ là để cố tình chống lại người lớn mà nên hiểu rằng việc trẻ có thể độc lập, tự chịu trách nhiệm còn rất khó khăn vì trẻ chưa đủ trưởng thành và vẫn có nhu cầu phụ thuộc, dựa dẫm và cần sự hướng dẫn của cha mẹ, thầy cô. Cha mẹ hãy nghĩ lại trải nghiệm của mình khi ở lứa tuổi đó để thấu hiểu và chia sẻ cũng như có giải pháp phù hợp.
Đây là thời kỳ cha mẹ phải luôn quan tâm, gần gũi với con. Nếu cha mẹ ít gần gũi, thiếu giáo dục với con trẻ thì ngay những trẻ rất ngoan cũng dễ trở nên hư hỏng hoặc gặp bất trắc. Tuy nhiên, không phải lúc nào những thay đổi này của trẻ cũng nhận được sự thấu hiểu và nắm bắt kịp thời từ phía gia đình, cha mẹ và người lớn. Điều này làm cho các bậc cha mẹ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận để tìm hiểu, giáo dục con trẻ.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Dak Lak 8 3 Tỉnh Đắk Lắk triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” năm 2021
  • Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
  • Thúc đẩy tương tác gia đình trung lưu với phát triển văn hóa
  • Ninhthuan4.12 Công tác gia đình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
  • Long An báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”
  • Thực trạng bạo lực gia đình với người cao tuổi hiện nay
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?