Để thực hiện tốt công tác gia đình trong giai đoạn 2020- 2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam đề xuất các nhiệm vụ như:
Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình. Trong đó, tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW; Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH hóa đất nước”; Nghị định số 02/3013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình; Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”; Quyết định số 215/QĐ- TTg ngày 06/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. Nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết
định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình và công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Xác định công tác gia đình là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về gia đình với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân nhằm làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong toàn xã hội đối với công tác gia đình. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về xây dựng đạo đức, lối sống, ứng xử trong gia đình Việt Nam, các hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc; lồng ghép các hoạt động trong công tác gia đình với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em 25/11; Tổ chức các hội nghị, lễ gặp mặt biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu; hội thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình…Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình; xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của gia đình; thực hiện các chính sách, chương trình an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình; tạo điều kiện để gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi.
Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực gia đình, bất bình đẳng trong gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em, xâm hại trẻ em, ly hôn. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình, lựa chọn giới tính thai nhi.
Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác gia đình; kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác gia đình các cấp. Xây dựng hệ thống cộng tác viên thực hiện công tác gia đình tại cơ sở. Nâng cao năng lực, trang bị những kiến thức về công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp.
Tiếp tục nâng cao sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác gia đình. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đình. Kịp thời khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể tiêu biểu có nhiều thành tích trong lĩnh vực gia đình.