Sau khi nghiên cứu nội dung các dự thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi kèm. Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang có ý kiến như sauGóp ý chung: Tại Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030, có 2 mô hình “Người mẹ gương mẫu” và “Gia đình tôi yêu”; tại Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới có 02 mô hình “Mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình”, “Mô hình nhóm đồng hành cùng trẻ em thực hiện quyền, bồn phận”. Đề nghị đưa các nội dung nhiệm vụ của các mô hình, nhóm nêu trên vào các câu lạc bộ, mô hình phòng, chống BLGĐ hiện đã có sẵn tại cộng đồng. Phần Tổ chức thực hiện cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan trong dự thảo. Các dự thảo cần có mốc thời gian sơ kết vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030.
Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Tại Phần 3, Mục III: Chỉ tiêu 5. Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung thành “Hằng năm trung bình giảm từ 5% trở lên hộ gia đình có bạo lực”. Chỉ tiêu 6 và Chỉ tiêu 7. Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung thành “Đến năm 2025 đạt …% và đến năm 2030 đạt 90% hộ gia đình…” Tại Điểm a), Phần 1, Mục VII. Đề nghị giao Chỉ tiêu 4 cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Phần 13, Mục VII. Đề nghị chỉnh sửa bổ sung thành: “Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Tại Điểm b), Phần 16, Mục VII. Đề nghị chỉnh sửa bổ sung thành: “Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về gia đình; nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác gia đình. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên Dân số kiêm công tác Gia đình và Trẻ em ở cơ sở trình HĐND cùng cấp phê duyệt”. Tại Điểm c), Phần 16, Mục VII. Đề nghị chỉnh sửa bổ sung thành: “Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, bài trừ các phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình”.
Dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Đề nghị bổ sung thêm nội dung kinh phí thực hiện 3. Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Đề nghị soạn thảo theo hướng Quyết định phê duyệt của Thủ tướng riêng và Chương trình riêng. Tại Chỉ tiêu 11, Mục tiêu 3. Đề nghị chỉnh sửa thành: Đến năm 2025 đạt 70% và từ năm 2025, hằng năm duy trì đạt ít nhất từ 70% người có tiền sử nghiện rượu, bia có hành vi bạo lực gia đình được hỗ trợ cai nghiện rượu. Tại Chỉ tiêu 15, Mục tiêu 4. Đề nghị chinhe sửa thành: Đến năm 2025, có từ 80% xã, phường, thị trấn trở lên thành lập và duy trì hoạt động Mô hình PCBLGĐ theo hướng dẫn của trung ương. Tại Điểm b), Phần 2, Mục IV. Đề nghị bổ sung: Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình. Tại Điểm d), Phần 2, Mục IV. Đề nghị sửa thành: Kiện toàn BCĐCTGĐ các cấp, nâng cao năng lực cho các thành viên BCĐCTGĐ thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Thành lập đội ngũ công tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống BLGĐ, thu thập thông tin về BLGĐ ở cộng đồng. Tại Điểm e), Phần 4, Mục IV. Đề nghị lồng ghép vào các mô hình hoặc các nhóm sẵn có, không xây dựng và nhân rộng các mô hình mới. Tại Điểm g), Phần 1, Mục VI. Đề nghị lồng ghép nội dung vào các mô hình có sẵn vì cán bộ cơ sở phải kiêm nhiệm quá nhiều việc nên sẽ khó thực hiện.
Dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030: Chỉ tiêu quá cao không phù hợp với thực tiễn nhất là đối với tỉnh vùng miền núi, biên giới.