Về giải pháp:
Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thực hiện các quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, Luật trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em; phối hợp thực hiện tốt các hoạt động thông tin, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tăng cường tuyên truyền các hành vi vi phạm quyền trẻ em, nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhằm nâng cao ý thức và hành động bảo vệ trẻ em cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, hướng dẫn thành viên gia đình, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động Sở Du lịch lịch kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức, sản phẩm truyền thông và mạng xã hội. Phổ biến quy định của pháp luật và hướng dẫn việc phòng, chống bóc lột trẻ em, không sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật nhất là trong các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến địa bàn dân cư; gắn kết tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh. Quan tâm đầu tư nguồn lực thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em. Bố trí sử dụng đúng, đủ ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em đã được ban hành. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành tại địa phương nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước về quyền trẻ em; bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn lành mạnh và thân thiện.
Kiến nghị
Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ: Chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực phòn, chống bạo lực xâm hại trẻ em. Chỉ đạo các ngành chức năng có hướng dẫn quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp; ban hành quy trình thống nhất liên ngành về can thiệp các trường hợp trẻ em bị bạo lực và xâm hại từ khâu tiếp nhận thông tin, xác định nhu cầu can thiệp đến khâu kiểm tra đánh giá, giám sát; quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các thành phần tham gia. Ban hành quy định công tác phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương về thực hiện Luật trẻ em.