Cơ quan quản lý nhà nước về PCBLGĐ cần có quy định về nguyên tắc tài chính để khắc phục được những hạn chế hiện nay, thể hiện trách nhiệm của nhà nước về bố trí nguồn lực cho phòng, chống BLGĐ.
Việc phân bổ nguồn lực bao gồm nhân lực và kinh phí cho công tác PCBLGĐ là thẩm quyền của địa phương, người đứng đầu chính quyền chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống BLGĐ. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tiễn BLGĐ tại địa phương, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về gia đình sắp xếp nhân lực, phân bổ kinh phí cho công tác này.
Nguồn kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 (Kinh phí phòng, chống bạo lực gia đình), như sau:
“1. Nguồn tài chính phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình”.