Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Giải pháp phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em của gia đình mang lại hiệu quả hiện nay

Giải pháp phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em của gia đình mang lại hiệu quả hiện nay

12/12/201931/12/2019 - Vụ Gia Đình

Tại sao đang tồn tại một thực trạng xã hội nóng hiện nay, là bạo lực gia đình và tội phạm xâm hại trẻ em? Xã hội đang bất an vì bạo lực gia đình và tội phạm. Nói về tội phạm đang hoành hành khắp nơi, bọn tội phạm ăn cướp giữa ban ngày, bọn chúng ngang nhiên xâm hại trẻ em, thách thức dư luận và thách thức xã hội. Tại diễn đàn này, chúng ta kiên quyết xây dựng thành công các giải pháp khoa học, căn cơ để ngăn chặn bạo lực gia đình và tội phạm xâm hại trẻ em hiện nay.
Hội thảo là cuộc hội ngộ các ban ngành, các nhà nghiên cứu khoa học gia đình và xã hội học, nhìn vào thẳng vào sự thật về thực trạng tiêu cực trong xã hội hiện nay để tìm ra nguyên nhân của các vụ bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em. Từ đó, có tiếng nói đồng thuận về việc xây dựng văn hóa gia đình đương đại và trách nhiệm phòng chống bạo lực gia đình, về tội phạm xâm hại trẻ em hiện nay của các thành viên trong gia đình Việt Nam.
Về bạo lực gia đình, thì trách nhiệm là của toàn xã hội phải sớm hoàn thiện xây dựng lối sống văn hóa gia đình hạt nhân và văn hóa gia đình truyền thống về tác phong ứng xử trong quan hệ vợ chồng hòa thuận, khối phố yên vui. Muốn mang lại hiệu quả cao về lối sống gia đình, thì nhiệm vụ hàng đầu của toàn xã hội là xây dựng bằng được nền văn hóa gia đình hạt nhân, văn hóa gia đình truyền thống mang bản sắc dân tộc và tính quốc tế. Về bản sắc văn hóa dân tộc trong gia đình Việt Nam phải xây dựng văn hóa ứng xử trong đời sống hàng ngày giữa những người thân trong gia đình và lối sống cộng đồng dân cư. Giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài sau đây.
Về trước mắt, cơ quan quản lý của các cấp chính quyền cùng các đoàn thể xã hội tổ chức quản lý con người, tổ chức quản lý phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình, phát động các phong trào thi đua xây dựng văn hóa gia đình…Các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí… tuyên truyền đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng văn hóa gia đình ở khu dân cư, có tổng kết đánh giá để nhân rộng những địa phương thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Xây dựng văn hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và tội phạm xâm hại trẻ em.
Các cấp chính quyền vận động truyên truyền các gia đình sống hòa thuật, ngăn chặn các tệ nạn xã hội: tệ nghiện rượu, ma túy và sử dụng các chất kích thích, kiên quyết cách ly các phần tử xấu mắc phải các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, hay gây gổ cãi nhau với mọi người…Những việc làm này thuộc về các cấp chính quyền phải thẳng tay, cách ly tội phạm, cách ly người bị vướng vào các tệ nạn xã hội, khi nào hoàn lương mới cho tái hòa nhập cộng đồng xã hội.
Về lâu dài, là giáo dục lối sống đạo đức truyền thống cha ông thực tiễn từ trong bài học đầu đời của học sinh, và toàn xã hội tạo sự hiểu biết về văn hóa ứng xử gia đình của người xưa qua ca dao tục ngữ như: Giận thì mắng, lặng thì thương, Một điều nhịn là chín điều lành, Thương nhau chín bỏ làm mười…Những câu ca dao này có giá trị khuyên nhủ con người biết tĩnh tâm, nén giận để giữ hòa khí vợ chồng, hòa khí anh em, cha mẹ, hòa khí bạn bè, hàng xóm, nơi đông người…Ai cũng thấm đẫm hồn ca dao thấu hiểu lẽ sống như trong ca dao của người xưa, thì sẽ tạo ra lối sống văn hóa truyền thống của dân tộc, để giữ bình yên gia đình, làng xóm và an toàn toàn xã hội.
Thời đại khoa học công nghệ con người sống gấp, sống tốc độ, thức ăn nhanh, hòa nhập đường phố… quên mất chào nhau, vô cảm ai biết người ấy đang đánh mất truyền thống văn hóa, lối sống lễ nghĩa thuần phong, mỹ tục dân tộc. Vì thế, cần phải xây dựng, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới, bởi đây là nền tảng giá trị của kết quả gia đình yên vui, góp phần phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, và tội phạm xâm hại trẻ em hiện nay.

Ths. Đặng Kim Thoa
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Những khó khăn, hạn chế trong thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2019
  • Kết quả công tác gia đình năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
  • Bộ Y tế thống nhất nội dung dự thảo các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ năm 2021
  • Tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình năm 2018
  • Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em
  • Lai Châu: Tổ chức các hoạt động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?