Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay

Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay

08/12/201931/12/2019 - Vụ Gia Đình

Đầu tư vào trẻ em là đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững hướng trọng tâm tới trẻ em, và nhấn mạnh vào sự bình đẳng: Các mục tiêu phát triển chỉ có thể đạt được nếu các mục tiêu này phục vụ trẻ em trên toàn thế giới. Sự đầu tư vào những năm đầu đời của trẻ sẽ tạo tiền đề quan trọng cho các giai đoạn phát triển trí tuệ sau này và góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mọi trẻ em, đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của xã hội.
Riêng tại các tỉnh vùng cao, vùng đồng bào DTTS, để hạn chế và tiến tới khắc phục tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các lực lượng có liên quan. Những kiến thức cơ bản về giới tính, kỹ năng tự bảo vệ mình đã được các thầy cô giáo các trường dân tộc nội trú, các cán bộ cộng đồng hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng như: Không đi chơi hay ở một mình những nơi vắng vẻ, lúc đêm tối; khi có kẻ muốn xâm hại tình dục phải biết cách từ chối, kêu to hoặc bỏ chạy; khi bị xâm hại, kể lại với người lớn đáng tin cậy để được giúp đỡ; mạnh dạn tố cáo để nghiêm trị tội phạm…Với sự vào cuộc tích cực của cộng đồng, bản thân các em gái người DTTS sẽ dần hình thành ý thức việc bảo vệ bản thân, bạn bè, chị em gái của mình.
Có thể thấy rằng, hậu quả của hành vi xâm hại trẻ em nói chung, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là hết sức nghiêm trọng đối với bản thân nạn nhân và gia đình, xã hội. Vì vậy, nhằm phòng ngừa loại vi phạm pháp luật, tội phạm này một cách hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả có thể xảy ra cho xã hội, cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau đây:
Một là, đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư…
Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân và gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ tư vấn, giải quyết, tránh để lọt tội phạm…
Ba là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây dựng thiết chế gia đình bền vững. Để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm xâm hại tình dục gây nên, cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Bên cạnh đó, khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất. Vì vậy, cha mẹ cũng cần phải trang bi cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị xâm hại; thống nhất hoạt động phối hợp liên ngành để xác minh, điều tra, xử lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em.
Năm là, chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm hại tình dục. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục. /.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng
  • Đồng Tháp tổ chức Hội thi Gia đình tiêu biểu năm 2019
  • Về xác định quyền của nạn nhân và báo cáo trường hợp BLGĐ so với Luật mẫu của Liên hợp quốc
  • Gia đình là chốn bình yên để trở về
  • Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý dự thảo các văn bản trình Thủ tướng Chính phủ năm 2021
  • Hội nghị trực tuyến sơ kết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?