Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình:
Thực hiện có hiệu quả các văn bản, đề án về công tác gia đình, công tác trẻ em đã được phê duyệt.
Khi xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và trình cấp thẩm quyền ban các văn bản ban hành các văn bản về công tác gia đình phù hợp với giai đoạn mới (sửa đổi Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình…), Bộ đưa những nội dung về trẻ em vào văn bản này đảm bảo quyền của trẻ em.
Phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cụ thể về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình.
Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tăng cường việc thực hiện công tác trẻ em theo trách nhiệm được giao tại Luật trẻ em năm 2016 và các văn bản liên quan; lồng ghép nội dung vào nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ phòng, chống bạo lực, xâm hại và lạm dụng trẻ em khi thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch; về vai trò của gia đình là nơi bắt đầu trong việc hình thành, giáo dục đạo đức, nhân cách con người Việt Nam.
Chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trong đó có nội dung về bảo vệ, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; Lồng ghép nội dung này trong các buổi họp tổ, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ về gia đình trên địa bàn dân cư.
Duy trì và nhân rộng các mô hình về gia đình; đưa nội dung về phòng, chống xâm hại trẻ em vào hoạt động của mô hình để tiếp cận được đông đảo người dân.
Tăng cường phối hợp với các Bộ Ban, ngành liên quan; gắn bó chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc thực hiện công tác trẻ em.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm, vai trò của gia đình, của ông, bà, cha, mẹ và các thành viên khác trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Khuyến khích sáng tác các tác phẩm; biểu diễn các chương trình nghệ thuật và tổ chức các hoạt động ở khu di tích, khu du lịch, địa điểm vui chơi giải trí có đưa nội dung phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Qua đó tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.
Thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại 12 tỉnh/ thành và chỉ đạo các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tiễn địa phương xây dựng và triển khai thí điểm Bộ tiêu chí trên địa bàn.
Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và tuyên truyền, phổ biến tài liệu hướng dẫn cha mẹ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Đưa nội dung về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, văn hóa cơ sở và cho đối tượng là các già làng, trưởng bản./.