Giải pháp về thể chế chính sách đó là cần có cơ chế, chính sách xây dựng đội ngũ cộng tác viên gia đình ở thôn, tổ dân phố. Hiện nay, đội ngũ cộng tác viên gia đình trên địa bàn tỉnh không có, chủ yếu do cán bộ Văn hóa-Xã hội cấp xã kiêm nhiệm. Đội ngũ này phải được tập huấn kiến thức về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là bạo lực đối với trẻ em ở cơ sở; tổ chức thu thập số liệu về gia đình, có sự phối hợp, can thiệp kịp thời khi có bạo lực gia đình xảy ra.
Giải pháp về tổ chức thực hiện trong quá trình triển khai các nội dung về phòng, chống xâm hại trẻ cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai các hoạt động; tăng cường công tác phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động để phát huy vai trò của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành, đơn vị, địa phương phát động và tổ chức các hoạt động có quy mô, thiết thực, ý nghĩa về văn hóa đọc, đặc biệt là hoạt động Ngày sách Việt Nam, Ngày sách và Bản quyền thế giới hàng năm, nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong thế hệ trẻ và nhân dân; xây dựng các mô hình gia đình trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em. Nâng cao chất lượng và số lượng gia đình văn hóa toàn tỉnh nhằm tạo môi trường giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con trẻ được tốt…
Giải pháp về nguồn lực đó là kiện toàn và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ cấp tỉnh cho đến cơ sở.