Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Việc bùng nổ các thiết bị thông minh khiến cá nhân dễ dàng chìm đắm trong thế giới ảo và giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình, trong xã hội, khiến lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người có thể bị đảo lộn. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa cũng đang tạo nên một thế giới tình yêu, hôn nhân ảo, hẹn hò trực tuyến, rô-bốt tình dục…dẫn đến nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ không cần tình yêu, không cần gia đình, con cái. Từ đó đe dọa đến sự tồn tại và bền vững của các quan hệ gia đình trong thế giới thực. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, chúng ta cần phải:
Để hạn chế những tác động tiêu cực này, chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể. Thứ nhất, tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quán triệt và triển khai các văn bản về gia đình và công tác gia đình, trong đó chú trọng đến Chỉ thị số 49 của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam.
Thứ hai, rà soát, hệ thống hóa và sửa đổi, bổ sung các văn bản về gia đình và công tác gia đình phù hợp với thời kỳ mới; Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Tiếp tục triển khai rộng rãi Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình.
Ngoài ra, trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể nghiên cứu chuyển mục tiêu từ “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” sang “xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, phồn thịnh và văn minh là thiết chế quan trọng của các quá trình kinh tế – xã hội và nguồn nhân lực ổn định, chất lượng” để tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội, đặt gia đình trong mối quan hệ “động” hơn với các quá trình kinh tế – xã hội chung.