Thời gian qua, việc kết hợp và ứng dụng những công nghệ số vào công tác truyền thông đặc biệt là truyền hình và mạng xã hội để đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đã cho thấy hiệu quả rất cao, tất yếu phải làm nếu không muốn bị tụt hậu và hướng đến hội nhập quốc tế. Nó đã trở thành một công cụ truyền thông, giải trí phổ biến được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, cũng chính sự bùng nổ về công nghệ đã và đang thực sự làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Vấn đề đáng lo ngại là có một bộ phận không nhỏ giới trẻ và không ít những bộ phận trung niên đang bị cuốn sâu vào “thế giới ảo” của mạng xã hội, cùng với sự buông lỏng của gia đình, những giá trị tốt đẹp truyền thống gia đình đã không được chú trọng, gây ra những tác động xấu, biểu hiện thiếu văn hóa, lệch chuẩn có nguy cơ làm hủy hoại giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. do vậy các cơ quan chức năng cần có các giải pháp:
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý, sử dụng mạng intrernet, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn cho mọi người khi tham gia mạng xã hội, mỗi nhà trường cần chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho thế hệ trẻ thấy rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực, tác động do âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống đối và các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.
Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý thông tin sai phạm trên mạng. Tăng cường quản lý, nắm chắc hơn nữa tình hình việc sử dụng, hoạt động trên intrernet nói chung cũng như tham gia mạng xã hội của các cơ quan, đơn vị và cá nhân nói riêng; kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý, ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh… có nội dung tiêu cực, phản cảm, tạo sự “miễn dịch” cho mọi người trước các tác động của mặt trái, tiêu cực trên mạng xã hội.
Phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan để nhận diện và xác định tin giả, xuyên tạc, nói xấu chính quyền theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng…
Phát huy sự tích cực chủ động của nhân dân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp trong việc chủ động tố giác, cung cấp các tài liệu, chứng cứ để các cơ quan chức năng xác lập hành vi của các đối tượng tung tin xuyên tạc, nói xấu chính quyền.
Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền thông của riêng mình. Khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh cổng/trang thông tin điện tử cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý trên mạng xã hội, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.