Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức cho nền tảng giá trị văn hóa gia đình Việt Nam và sẽ tác động trực tiếp tới từng gia đình. Nếu các gia đình không được chuẩn bị đầy đủ năng lực tự thân vốn có để thích ứng với những thay đổi đó, các gia đình khó kiểm soát và vượt qua được những thử thách lớn từ trong nội tại gia đình và phòng chống các tệ nạn xã hội đang là nguy cơ, hiểm họa cho các gia đình Việt Nam; đồng thời gia đình sẽ không thực hiện được các chức năng vốn có của mình, không thực hiện được vai trò là hạt nhân của xã hội, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, gia đình không chỉ có vai trò với việc giáo dục từng cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, hạnh phúc. Mặc dù xã hội có biến động, nhưng gia đình Việt Nam vẫn giữ được ổn định, do đó, nội dung xây dựng môi trường văn hóa gia đình hiện nay cần hướng tới: Gia đình có kỷ cương, nề nếp, kính trên, nhường dưới, tôn trọng nhau, anh em hoà thuận, cha mẹ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, tạo điều kiện cho con rèn luyện sức khoẻ, đạo đức, học tập, đáp ứng nhu cầu xã hội. Chăm sóc cha mẹ già chu đáo, đối xử bình đẳng với các con. Chính bởi vậy, trong công cuộc đổi mới của đất nước, việc lựa chọn các hệ giá trị văn hóa gia đình phù hợp là cần thiết, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Gia đình Việt Nam cần phát triển theo xu hướng tiến bộ của nhân loại, do đó chúng ta phải hạn chế được những tiêu cực đang nảy sinh xâm hại đến gia đình, phát huy các giá trị vốn có tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Định hướng “xây dựng môi trường văn hóa gia đình” hiện nay là xây dựng nếp sống tốt đẹp của cá nhân, gia đình, xã hội phải vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Từ nghiên cứu vai trò của văn hóa gia đình, quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách của nhà nước về gia đình, chúng tôi đề xuất xây dựng môi trường văn hóa gia đình bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
Về mục tiêu: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc vừa phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, đồng thời là chuẩn mực mà gia đình Việt Nam hiện đại cần hướng tới, để thực hiện. Gia đình là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống, lối sống và góp phần hình thành nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình Việt Nam cần phát triển theo xu hướng tiến bộ của nhân loại, do đó chúng ta phải hạn chế được những tiêu cực đang nảy sinh xâm hại đến gia đình: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Về yêu cầu cần đạt được: Nội dung xây dựng môi trường văn hóa gia đình không chỉ có vai trò với việc giáo dục từng cá nhân trong gia đình mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, hạnh phúc. Các Tiêu chí cụ thể về xây dựng môi trường văn hóa gia đình cần hướng tới và thể hiện thông qua những nội dung cơ bản như sau:
Tiêu chí về cơ sở vật chất và lao động sản xuất của của gia đình: Đó là không gian sống gồm khuôn viên, cảnh quan của gia đình trong đời sống vật chất và lao động sản xuất của gia đình (từ nơi ở, ăn, ngủ, trang trí nội thất và phương tiện phục vụ hoạt động lao động trong gia đình…); Tiêu chí thể hiện được nội dung thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống được cha ông ta bảo lưu, trao truyền tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó nêu cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dư¬ỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi ngư¬ời và là tế bào lành mạnh của xã hội; Tiêu chí phản ánh về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa trong gia đình. Khía cạnh tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng. Nét ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Vấn đề hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa trong gia đình. Khía cạnh tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng; Tiêu chí thể hiện nét ứng xử giữa các thành viên trong gia đình theo nguyên tắc xây dựng gia đình có kỷ cương, nề nếp, kính trên, nhường dưới, tôn trọng lẫn nhau, anh em hòa thuận, cha mẹ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, đối xử bình đẳng với các con, tạo điều kiện cho con rèn luyện sức khỏe, đạo đức, học tập, đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ già tận tâm, chu đáo; Tiêu chí thể hiện mối quan hệ giữa gia đình với xóm giềng, cộng đồng khối phố, làng (thôn, ấp, bản) và tiêu chí thể hiện việc tuân thủ và thực hiện pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ công dân…