1. Thay thế dần các chính sách không phát huy vai trò của gia đình trong phát triển kinh tế (trợ cấp, cho không, vay không lãi suất) bằng các chính sách thúc đẩy thiết thực hơn về cơ hội đầu vào (nguyên vật liệu, thiết bị, đất đai…) và đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm)
2. Rà soát, xác định đúng, đủ và toàn diện các tiêu chí liên quan đến gia đình trong thống kê chung và thống kê về giới; tiếp tục nghiên cứu sâu về các khía cạnh liên quan đến gia đình và các mối quan hệ trong gia đình
3. Xây dựng chính sách giáo dục tiền hôn nhân và giáo dục gia đình theo các hình thức phù hợp, thiết thực gắn với các giai đoạn phát triển của đời người và hướng đến việc ứng phó với thất nghiệp trong hiện tại (của vợ, chồng) và tương lai (của con); hỗ trợ con tham gia mạng xã hội; tạo không gian nuôi dưỡng tâm hồn cho các thành viên gia đình; trao cơ hội hợp tác, chia sẻ; cân đối chung – riêng hợp lý; giảm khoảng cách giữa vợ và chồng về tâm lý, sinh lý, thể lực, ngôn ngữ và thiên chức người cha, người mẹ do yếu tố tự nhiên về giới tính và xu hướng tính dục chi phối.
4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về dân số, gia đình, phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới đủ mạnh để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và dịch vụ công dành cho gia đình. Gia đình là thiết chế xã hội, không giống như 1 lĩnh vực nên việc chia các khía cạnh liên quan đến gia đình cho nhiều Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sẽ khó phát huy được vai trò thực tế. Trong bối cảnh cải cách hành chính về bộ máy nhà nước cần tính đến vấn đề này xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình và các mối quan hệ, các thành viên trong gia đình. Nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Úc, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Áo…) đều quan tâm đến gia đình theo hướng có Bộ quản lý nhà nước riêng với các tên gọi khác nhau. Theo chia sẻ của lãnh đạo Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trong khoảng 5 năm trở lại đây, ngân sách dành cho công tác gia đình chỉ chiếm 0,47% tổng ngân sách của Bộ (chỉ bằng 1 phần rất nhỏ so với hơn 51% ngân sách dành cho lĩnh vực văn hóa), với tỉ lệ này rất khó đáp ứng với yêu cầu quản lý và phát triển của thiết chế gia đình. Chính phủ cần nghiên cứu cụ thể, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét vấn đề này.
5. Nâng cao chất lượng dân số từ trong gia đình liên quan đến sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng, thể dục, thể thao cần được đánh giá, nghiên cứu hợp lý các chính sách và hoạt động thực tế liên quan. Ví dụ: tại các công viên, nơi công cộng của tòa nhà chung cư có dụng cụ tập thể dục thể thao dành cho người lớn (đều ghi rõ không dùng cho trẻ em) nhưng lại không có dụng cụ thích hợp dành cho trẻ em…
Lê Thị Nguyệt, Phó chủ nhiệm
Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội