Về ưu điểm: được sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hưởng ứng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể, sự ủng hộ tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, viên chức, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Nhận thức về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được nâng lên, số vụ bạo lực hàng năm giảm đáng kể, an ninh, trật tự tại địa phương được đảm bảo, ý thức của người dân, đặc biệt là nam giới trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đã có những chuyển biến tích cực, người dân cũng thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia phát hiện, tố giác các hành vi bạo hành gia đình với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu bạo lực gia đình.
Về hạn chế và nguyên nhân: Công tác tuyên truyền tại các địa phương, cơ sở còn nhiều khó khăn, hình thức tuyên truyền chưa thật sự phong phú, đa dạng, chưa thu hút đông đảo người dân, cộng đồng tham gia do không có nguồn kinh phí và thiếu nhân lực triển khai thực hiện; việc nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương chưa được quan tâm triển khai thực hiện do địa phương không đảm bảo được nguồn kinh phí; việc huy động nguồn lực xã hội hóa tham gia công tác này còn nhiều hạn chế; việc phát hiện, tố giác và xử lý các hành vi bạo lực gia đình còn hạn chế do vẫn còn tâm lý sợ, e ngại, xấu hổ; các chính sách, dịch vụ hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc nạn nhân bị bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế.