Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại trẻ em, các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống xâm hại trẻ em; tổ chức nhiều chiến dịch, sự kiện, chương trình truyền thông, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, kịch bản sân khấu về trẻ em. Chú trọng nội dung truyền thông, giáo dục vận động về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong công tác chăm sóc, bảo vệ quyền lợi trẻ em.
Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật tại địa phương, đặc biệt các Luật liên quan đến vấn đề của phụ nữ và trẻ em như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật trẻ em.
Nâng cao sự phối kết hợp giữa các Sở, ban, ngành trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; đảm bảo cho trẻ em được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.