Thực hiện Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị trong Ngành tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung cơ bản của Đề án gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, lãnh đạo, các tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức về chính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững của xã hội.
Các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ đã tổ chức chiến dịch truyền thông về Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường thời lượng trên các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền rộng rãi về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng của Đề án theo từng vùng, miền; xây dựng mạng lưới phóng viên, cộng tác viên tại các địa phương để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng cho nữ công chức, viên chức, lao động. Đồng thời chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn hướng dẫn về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh ở cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở y tế tại các cơ quan, đơn vị.
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn các cấp kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị trong các đợt kiểm tra định kỳ. Nhiều đơn vị đã tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao, các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn kỹ năng tự kiểm soát bản thân với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; kỹ năng phòng tránh bạo lực đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới thu hút đông đảo nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia. Đồng thời triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong sinh hoạt các câu lạc bộ, hội, đoàn thể tại khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và thực hiện tư vấn đối với các trường hợp bị quấy rối tình dục và xử lý người có hành vi quấy rối tình dục.
Các cơ sở đào tạo đã chú trọng triển khai mô hình trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực với các hoạt động tập huấn kỹ năng cho giáo viên, người học và cung cấp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lập các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lồng ghép nội dung về phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa