Gia đình 2 thế hệ: Còn gọi là gia đình hạt nhân. Loại gia đình này là gia đình gồm có cha mẹ, và con. Dựa vào những chỉ số thiếu đủ của cha hoặc mẹ gọi là:
Gia đình đầy đủ cha mẹ.
Gia đình không đầy đủ (do góa bụa, hoặc ly hôn).
Gia đình nhiều thế hệ: Đó là gia đình có 3 thế hệ trở lên cùng chung sống, tồn tại dưới một mái nhà là gia đình truyền thống còn tồn tại số ít hiện nay.
Từ những phần lý giải trên, có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi dưới những tác động của các chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ tách rời nhiều đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam; mà nó vẫn tiếp tục kế thừa trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới. Nhiệm vụ ấy thuộc về vai trò của gia đình trong xã hội đương đại có chức năng hoàn thành hai nhiệm vụ:
Xây dựng nền tảng văn hóa gia đình dân tộc truyền thống và đương đại mang bản sắc dân tộc và tính quốc tế.
Xây dựng vững chắc nền kinh tế gia đình cùng với giữ gìn văn hóa gia phong, gia tộc để phòng, chống bạo lực gia đình và tội phạm-Xâm hại trẻ em; mà gia đình có vị trí quyết định bảo vệ an toàn cho từng thành viên của mình và cả xã hội.
(Ths. Đặng Kim Thoa- Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam)