Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin nổi bật Chia sẻ việc nhà trong thời Covid

Chia sẻ việc nhà trong thời Covid

23/09/202020/10/2020 - Vụ Gia Đình

Hàng ngày, với cuộc sống mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền cũng đủ khiến con người ta mệt mỏi. Nhưng với những người phụ nữ ngoài cuộc sống mưu sinh ấy, họ còn phải chăm sóc các con, còn phải luôn tay luôn chân với bao nhiêu công việc tưởng nhỏ nhặt nhưng lại vất vả như nấu ăn, tắm rửa, giặt đồ, lau dọn nhà cửa… Trong đợt nghỉ dài ngày để chung tay phòng, chống dịch Covid-19, không ít chị em phụ nữ đã bị tăng nguy cơ stress hơn những ngày thường.

Sáng nay, khi truy cập facebook, đập vào mắt tôi là những dòng chia sẻ rất “đời” của một người bạn mà vốn dĩ trong mắt tôi nó là đứa rất mạnh mẽ, đảm đang:

“Nhật ký mùa cô vy – Phục vụ cơm ngày ba bữa cho ngần ấy con người chưa xong, lại còn phải đau đầu nghĩ ăn gì cho không bị trùng món??? Con em khóc, con chị kêu la,…. Có những ngày thấy sợ tiếng khóc của con một cách ghê gớm…!”

Rồi một người chị bạn khác than thở trong nhóm chung:

“Một mình chăm 3 đứa nhỏ, rồi việc nhà, lo kiếm tiền mùa dịch… Em stress lắm các mẹ à. Áp lực đủ mọi chuyện… Không khéo em trầm cảm mất… Bây giờ em không muốn nói chuyện với ai…. Không muốn giao lưu với ai cả… Thấy chồng là em muốn nổi nóng… Lão chồng em chỉ ăn xong lại chơi điện tử rồi ngủ…!”

Tôi còn bắt gặp rất nhiều dòng chia sẻ trạng thái mệt mỏi chán nản với việc nhà, chăm con, phục vụ cả gia đình nhà chồng …với muôn vàn lý do, nhưng phần lớn đều xuất phát từ việc “Không được chia sẻ”

Ảnh minh họa/nguồn eva.vn

Đã có rất nhiều bà mẹ vô cớ đánh con, la hét, quát mắng con vì không thể kiềm chế được tâm trạng của mình. Có những vụ bạo hành con trẻ cũng từ đây mà ra!

Những lúc ấy các ông chồng đang ở đâu?

Thay vì các anh cho mình cái quyền được chỉ đạo vợ, được ngồi chơi xơi nước, đẩy mọi việc nhà lên vợ thì hãy thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng cần bình đẳng giữa mọi thành viên trong gia đình. Gần đây phong trào: “Việc nhà có anh” nở rộ trong cộng đồng những người yêu bếp, ở đó có những ngày các ông chồng luôn là nhân vật chính làm mọi việc từ chăm con, nấu ăn, dọn nhà… – đây là một phong trào rất hay cần được lan tỏa hơn nữa trong cộng đồng. Nhân lúc nghỉ dịch ở nhà cùng nhau trong thời gian dài, thay vì ngồi chơi điện tử, lướt web, các anh nên tận dụng tối đa thời gian để san sẻ yêu thương, cùng chăm sóc con, dạy con học, vào bếp cùng vợ để tận hưởng những giây phút hạnh phúc bên nhau.

Cần hành động ngay từ suy nghĩ để thay đổi các quan niệm cố hữu.

Trách phía mày râu không biết sẻ chia, thì cũng nên nhìn nhận lại phía chị em đã biết cách “đẩy việc” để các anh cùng chia sẻ chưa? Tôi biết rất nhiều các bà, các mẹ vẫn luôn giữ quan niệm truyền thống bao lâu nay “việc nhà là của phụ nữ”. Nhiều gia đình có con trai lớn nhưng không bao giờ để con động vào việc nhà, việc bếp núc, có khi đến cả những việc tự phục vụ bản thân cũng mẹ làm, để rồi khi lấy vợ thì vợ sẽ đảm nhiệm hết . Như vậy, thì làm sao có thể thay đổi được suy nghĩ của cánh mày râu.

Mỗi thành viên trong gia đình chúng ta cũng cần thay đổi suy nghĩ về việc “GIÚP vợ/chồng/bố/mẹ… làm việc nhà.” Tại sao lại là “GIÚP lau nhà, GIÚP nấu ăn, GIÚP rửa bát…”? Thay vì đó hãy cùng làm, cùng chia sẻ và suy nghĩ thế này:

Tôi lau nhà vì tôi cũng sống ở đây và tôi cần phải lau nó.

Tôi nấu ăn vì tôi cũng cần phải ăn và vì thế tôi cần phải nấu.

Tôi rửa bát sau mỗi bữa ăn vì chính tôi đã dùng những chiếc bát đĩa đó.

Tôi chăm sóc bọn trẻ vì chúng cũng là con tôi và việc của tôi là làm một người cha, người mẹ.

Tôi giặt, phơi và gập quần áo vì quần áo đó cũng là của tôi….

Hãy hành động ngay từ suy nghĩ, thì những quan niệm bất bình đẳng cố hữu bao lâu nay trong xã hội cũng sẽ dần được thay đổi. Yêu thương và chia sẻ từ việc nhỏ nhất trong gia đình, cùng nhau làm những việc đời thường như thế gia đình sẽ hạnh phúc hơn và tránh bạo lực gia đình đồng thời là giúp các thành viên có thêm kỹ năng trong ứng xử với nhau từ công việc gia đình. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng ngọn lửa yêu thương, sẻ chia, tôn trọng và bình đẳng để mái ấp gia đình luôn ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc!

2.2/5 - (5 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Bình Dương: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
  • Bộ luật nhà Lê trong xã hội phong kiến Việt Nam
  • Khai mạc triển lãm “Phía sau cánh cửa”
  • Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
  • Các loại hình và đặc điểm của dịch vụ hành chính công
  • Hội thi tìm hiểu kiến thức công tác gia đình và trật tự, an toàn giao thông
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?