Bối cảnh hiện nay nói chung và ở mỗi địa phương cụ thể nói riêng đang thực sự biến đổi sâu sắc, đa dạng, đa chiều, nhiều khuynh hướng và đều chịu sự tác động – tương tác phức hợp của các quá trình: công nghệ hóa; hiện đại hóa; đô thị hóa; thương mại hóa; khu vực hóa; toàn cầu hóa; di cư hóa; hội nhập văn hoá; mạng xã hội hóa… trên tất cả mọi lĩnh vực, ở những mức độ không hoàn toàn như nhau tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Theo đó, gia đình, giá trị gia đình cũng không ngoại lệ của các quá trình này.
Nếu xem xét sự “chuyển dịch hệ giá trị và thang giá trị trong các loại hình gia đình” trên toàn Việt Nam trong bối cảnh tương tác tổng tích hợp của “bối cảnh hiện nay” thì chúng ta sẽ phải có một cuộc nghiên cứu với một cơ cấu, dung lượng mẫu, dung lượng các biến số hết sức đồ sộ và đòi hỏi một đội ngũ khoa học với tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao của chủ thể thực hiện. Theo đó phải huy động với mọi nguồn lực, không gian và thời gian không hề nhỏ.
Như vậy, nắm vững những cơ sở cốt lõi như trao đổi ở trên: 1) từ việc nhận diện thực trạng “giá trị gia đình”; 2) các cấp độ nguyên nhân của thực trạng đó; 3) bối cảnh môi trường điều kiện hoàn cảnh của thực trạng; 4) những nhân tố chủ quan khách quan tác động; 5) xu hướng định hình và vận động của “giá trị gia đình”; 6) từ đó có các chương trình can thiệp thiết thực vun đắp giá trị gia đình. Nhận diện sâu sắc tính logic và sự chuyển dịch này, tìm ra những tất yếu trên cả hai phương diện động lực và trở lực để xây dựng hệ giải pháp đúng đắn, chiến lược sẽ góp phần vun đắp giá trị gia đình và phát triển toàn diện con người, cộng đồng, xã hội Việt Nam phù hợp thời đại và bền vững.