Theo Báo cáo điều tra quốc gia về người khuyết (NKT) năm 2016, ở nước ta hiện nay có khoảng 7.06% dân số là NKT từ 2 tuổi trở lên. Số lượng NKT hiện nay là khoảng 6.2 triệu người. Số lượng NKT sống ở khu vực đô thị cao hơn 1.5 lần so với khu vực nông thôn. Số lượng NKT có xu hướng gia tăng bởi vì nhiều lý do khác nhau như già hóa dân số, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường… Báo cáo này cũng chỉ ra rằng: “hộ gia đình có NKT có khả năng nghèo gấp 2 lần so với hộ gia đình không có NKT.” Có khoảng 17.8% NKT từ 2 tuổi trở lên đang sống trong hộ gia đình nghèo đa chiều. NKT vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rào cản trong việc tiếp cận và tham gia vào đời sống xã hội. Khuyết tật không chỉ ảnh hưởng đến NKT mà còn ảnh hưởng đến gia đình của họ bởi vì gia đình có NKT thường phải tri chả chi phí cho NKT như chi phí điều trị y tế, giáo dục chuyên biệt và các chi phí khác.
Người khuyết tật thường không thể tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế do còn tồn tại nhiều rảo cản, ví dụ như sự không đảm bảo việc tiếp cận các cơ sở y tế hoặc hệ thống giao thông, hoặc do thiếu các bác sĩ chuyên ngành điều trị cho NKT. Tương tự như vậy, NKT cũng gặp khó khăn trong việc tham gia học tập bởi vì môi trường giáo dục không đảm bảo tiếp cận như thiếu ngôn ngữ ký hiệu công nghệ hỗ trợ (phần mềm đọc) hoặc thang máy.
Việt Nam đã ký gia nhập CRPD từ năm 2007 và phê chuẩn Công ước này năm 2014 mà không áp dụng bất kỳ điều khoản bảo lưu nào. Hiến pháp năm 2013 và Luật Người khuyết tật đã có những quy định bảo vệ quyền của NKT và bảo đảm NKT không bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều 16 Khoản 2 Hiến Pháp 2013 quy định: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với NKT là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 14 Khoản 1 Luật Người khuyết tật).
Luật Người khuyết tật được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2010, “quy định quyền và nghĩa vụ của NKT; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội” (Điều 1). Luật Người khuyết tật là văn bản pháp lý quan trọng đã có những bước tiến đáng kể so với Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998. Đặc biệt là, các chính sách và pháp luật đã được thay đổi cách tiếp cận từ “từ thiện, nhân đạo” sang cách tiếp cận dựa trên quyền con người, điều này phản ảnh được tinh thần và nội dung quy định của CRPD. Các văn bản pháp luật quy định cụ thể về từng lĩnh vực như y tế, giáo dục, xây dựng, lao động, công nghệ thông tin phải phù hợp với những quy định của Luật Người khuyết tật để đảm bảo quyền của NKT của từng lĩnh vực cụ thể trong đời sống hàng ngày.
Chính phủ và các bộ ngành, có liên quan đã ban hành 6 Nghị định và 21 Thông tư, và chính quyền địa phương cũng ban hành các quyết định để thi hành Luật Người khuyết tật. Khung pháp luật hiện hành về NKT được chia thành hai nhóm: (1) các quy định trực tiếp về các vấn đề của NKT bao gồm Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành; và (2) các văn bản pháp luật quy định về quyền của NKT trong từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như Bộ Luật Dân Sự; Bộ Luật Lao động; Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Luật Trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Đào tạo nghề; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Xây dựng; và Luật Giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang bộ cũng ban hành các Nghị định và Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật. Các văn bản pháp luật này quy định khung pháp lý để hỗ trợ NKT tiếp cận giáo dục, việc làm và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế trong quá trình thi hành các văn bản pháp luật này.
Để đảm bảo thi hành Luật Người khuyết tật, Việt nam đã thành lập Ủy ban quốc gia về NKT vào năm 2015. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 để phê duyệt kế hoạch thực thi Công ước về NKT ở Việt Nam. Kết quả là, Ủy ban về NKT đã được thành lập ở các địa phương để đảm bảo thi hành Công ước về quyền của NKT ở địa phương. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ NKT đã được xây dựng ở cả trung ương và địa phương. Ngày 10/5/2017, Thủ tướng đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”, bao gồm các chỉ số về khả năng tiếp cận và hội nhập xã hội của NKT.