Ngay sau khi Luật trẻ em được thông qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã phối, hợp các bộ, ngành triển khai tiến hành rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với Luật trẻ em. Cụ thể, đã ban hành theo thầm quyền, phối hợp ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về trẻ em gồm: 07 Nghị định, 12 Quyết định của Thủ tướng, 24 Thông tư, 06 Chỉ thị và Quyết định của Bộ trưởng.
Năm 2011 – 2018, toàn ngành Giáo dục đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản theo chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học nhằm phát triển số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục: Rà soát hiện trạng đội ngũ, tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên để thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm từ năm 2018 sát với nhu cầu sử dụng; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng phát triển, năng lực, phẩm chất người học.Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện; xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ngày 15/3/2018, Ngân hàng Thế giới đã ra Thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Đây là một thành tựu lớn của khu vục và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới. Năm học 2017 – 2018: 63/63 tỉnh/TP duy trì phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em 5 tuổi, 713 đơn vị cấp huyện (100%) và 11.108 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non (PCGDM) cho trẻ em 5 tuổi, đạt 99,69% (tăng 19% so với năm trước), giảm số xã chưa có trường mầm non xuống còn 35 xã (giảm 45 xã so với năm học 2016 -2017).
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ GDĐT tổ chức Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29), Nghị quyết số 44/NQCP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, Nghị quyết số 88/2014lQH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt địa phương thực hiện tốt Chỉ thị năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục.
Ốn định những hoạt động đổi mới của Ngành; đồng thời triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, kỷ cương, nền nếp và giải quyết các vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội.
Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tảc quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, khắc phục tình trạng bạo hành trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Bộ GDĐT đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật trẻ em cũng như các chính sách pháp luật mới khác đến các cơ sở giáo dục, đồng thời triển khai thực hiện việc lấy ý kiến của trẻ em đối với các dự thảo văn bản liên quan đến trẻ em. Ngành Giáo dục luôn tiếp thu góp ý của xã hội, đặc biệt từ người học để điều chỉnh kịp thời các quyết định trong quản lý nhà nước phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả cao. Bộ GDĐT đã tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của trẻ em đối với dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, chỉ đạo tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn với trẻ em, học sinh nhằm tuyên truyền các chính sách pháp luật; tiếp thu ý kiến từ trẻ em, học sinh để chỉnh sửa hoặc đề nghị chỉnh sửa các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan; trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những vướng mắc về chính sách pháp luật về trẻ em cho cán bộ, nhà giáo, trẻ em, học sinh. Bộ GDĐT đã và đang cùng với Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội tham gia các diễn đàn trẻ em khu vực và thế giới.