Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Bảo vệ và hướng dẫn trẻ em sử dụng Internet

Bảo vệ và hướng dẫn trẻ em sử dụng Internet

03/05/201927/06/2019 - Vụ Gia Đình

Internet mang đến những giải pháp hữu ích giúp trẻ em và thanh thiếu niên có thể giao tiếp, kết bạn và học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên, như vậy tất cả chúng ta đều biết, Internet cũng có những mối nguy hại. Vì vậy, thật đáng lo ngại khi con cái chúng ta sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động mà không có sự giám sát của người lớn. Người lớn chúng ta có thể cảm thấy khó kiểm soát được tình trạng này. Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng trẻ không gặp rắc rối trên môi trường mạng?

Vì trẻ sử dụng Internet từ khi còn nhỏ nên bạn có thể bắt đầu trò chuyện khi trẻ lên 5 hoặc 6 tuổi về những nội dung trên môi trường mạng, những gì trẻ cần lưu ý và những gì trẻ được phép và không được phép làm. Người lớn nên theo dõi các hoạt động trực tuyến của trẻ, không nên kiểm soát quá nhiều, tránh gây cảm giác khó khăn và bị xúc phạm ở trẻ.
Ở bất kì độ tuổi nào của trẻ, bước đầu tiên bạn có thể làm là quan tâm đến những gì trẻ xem trên mạng – những diễn dàn trẻ sử dụng và các trò chơi mà trẻ thích. Sau đó, bạn có thể đưa ra một số lời khuyên chung.

Chẳng hạn: Không nên cung cấp tên hoặc địa chỉ cho người lạ, trẻ nên cẩn thận khi đăng tải điều gì đó và một người đang trò chuyện với chúng trên mạng có thể khác xa so với những gì người đó nói về bản thân mình.

Nếu trẻ quen ai đó qua mạng, trẻ nên biết rằng cần phải nói điều đó với cha mẹ hoặc bất kỳ người lớn nào mà trẻ tin tưởng. Nếu trẻ quyết định gặp ai đó mà chúng quen trên mạng, trẻ cần nói với người lớn và không gặp người đó một mình trong lần đầu tiên gặp. Trẻ nên đi cùng một người bạn và cuộc gặp nên diễn ra tại nơi công cộng.

Mặc dù cảm thấy không thoải mái khi không biết con mình đang làm gì trên mạng, nhưng bạn không nên can thiệp quá sâu vào chuyện của trẻ. Bạn chỉ nên tạo thói quen hỏi về nhựng sự việc diễn ra khi con lên mạng, giống như hỏi về ngày đi học ở trường của con.

Con đã nói chuyện với ai? Có gì vui không? Có chuyện gì xấu xảy ra không?

Nếu bạn lo lắng về môi trường mạng và con mình, thay vì bắt đầu theo dõi các cuộc trò chuyện hoặc các hoạt động trên Facebook của con, bạn có thể đưa ra những mẩu tin tức, câu chuyện, hoặc các sự việc liên quan đến các sự cố trên môi trường mạng. Tận dụng cơ hội đó để hỏi xem trẻ cảm thấy thế nào và trẻ đang làm thế nào với thế giới trên mạng của mình.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Phú Yên: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW
  • Quảng Bình: 5 năm thực hiện Đề án ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm
  • Bạo lực gia đình gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm
  • Đắk Nông: Tình hình tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân lực làm công tác gia đình
  • Kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
  • Tỉnh Hậu Giang: Tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về công tác gia đình
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?