Ngày 11 tháng 11 năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành văn bản số 3635/BHXH-PC gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo tờ trình Chính phủ; tuy nhiên để hoàn thiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến như sau:
Tại Điều 3: Khoản 3 đề nghị sửa: “Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định của pháp về luật về phòng, chống bạo lực gia đình”. Khoản 4 đề nghị thay “Mâu thuẫn trong gia đình là sự khác biệt về nhận thức, lối sống, thói quen, sở thích giữa các thành viên hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến đối lập, tranh cãi, không thống nhất.” bằng: Mâu thuẫn trong gia đình là sự bất đồng quan điểm, thường xuyên tranh cãi giữa các thành viên do ….
Tại Điều 4 Khoản 14 đề nghị bổ sung, làm rõ “hành vi trái pháp luật
buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở” để phù hợp với các quy định từ khoản 1 đến khoản 13 của điều này đang theo hướng liệt kê cụ thể.
Chương II đề nghị đổi tên chương thành Quyền và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; Đồng thời đổi tên các điều liên quan thuộc chương theo hướng quy định về quyền và trách nhiệm, bỏ cụm từ Nghĩa vụ. (do các quy định tại dự thảo hiện nay không nêu cụ thể quy định nào thuộc trách nhiệm hay thuộc nghĩa vụ và cũng rất khó để tách biệt nghĩa 02 cụm từ này).
Điều 11 khoản 1 tiết l đề nghị làm rõ khái niệm “quyền lao động” trong “Yêu cầu người sử dụng lao động không được làm tổn hại đến quyền lao động theo quy định của pháp luật;”.
Điều 13 khoản 2 đề nghị sửa thành: “Kịp thời báo tin ngay hành vi bạo lực gia đình đến các địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật này”
Điều 14 đề nghị bổ sung tên điều: Trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 17 khoản 1 tiết a: “Cử đại diện tham gia xét xử hội thẩm nhân dân các vụ án bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là hội viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị xem xét cụm từ gạch chân vì để là hội viên của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam phải đáp ứng điều kiện “phụ nữ Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên” (Điều 3 Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thông qua tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII); với quy định là hội viên thì đã để lọt trường hợp người bị bạo lực là nạn nhân của tảo hôn theo quy định về các hành vi bạo lực gia đình quy định tại điều 4 dự thảo; đồng thời điều 30 khoản 4 Luật Bình đẳng giới quy định trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
Điều 20 khoản 8: đề nghị chuyển nội dung “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, hướng dẫn sử dụng tài liệu mẫu để thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.” sang điều 22. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông để phù hợp hơn về nội dung, vị trí.
Điều 29: Khoản 1 tiết d: đề nghị bổ sung cụ thể số điện thoại/tổng đài/hot line của “Đường dây quốc gia tiếp nhận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình”. Khoản 2 tiết c: đề nghị làm rõ hơn quy định về hình thức “Báo tin qua các ứng dụng trên internet” để đảm bảo tính khả thi, do cụm từ “các ứng dụng trên internet” chưa cụ thể nên sẽ khó khăn trong việc xác định chủ thể tiếp nhận, xử lý tin báo về bạo lực gia đình. Khoản 3 đề nghị bỏ, do trùng lặp nội dung với khoản 2 điều 13. Khoản 4 đề nghị cân nhắc nội dung quy định do tại khoản 1 điều này về địa chỉ tiếp nhận đã có Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (tiết a).
Điều 36 khoản 3: Đề nghị quy định rõ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã được gia hạn cấm tiếp xúc theo đề nghị của một trong số “người bị bạo lực, người giám hộ hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư, Công an cấp xã, người
đứng đầu cơ quan, 18 tổ chức mà người bị bạo lực gia đình là thành viên trên cơ sở được sự đồng thuận của người bị bạo lực” hay là theo đề nghị của tất cả các đối tượng đã liệt kê.
Điều 72 khoản 2: đề nghị cân nhắc nội dung quy định “Chính phủ quy định nguyên tắc xây dựng, nội dung, trách nhiệm và cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình với các cơ sở dữ liệu quốc gia”. Trường hợp cần thiết, đề nghị bổ sung “…..với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”.