Ngày 07 tháng 10 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Báo cáo số 225/BC-SVHTTDL về việc báo cáo kết quả Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống
trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trong 10 năm thực hiện Đề án, các nội dung tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đã được các cấp, ngành của tỉnh triển khai, thực hiện một cách chủ động, tích cực với nhiều hình thức đa dạng. Số lớp tập huấn lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cho cán bộ công tác gia đình các cấp và lực lượng cộng tác viên cộng đồng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trong 10 năm là trên 20 lớp với khoảng 4.500 lượt người tham gia.
Đã triển khai thực hiện xã điểm thực hiện Đề án theo hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Các hoạt động triển
khai tại xã điểm được triển khai với các nội dung như: Tuyên truyền trên đài Truyền thanh xã (đã biên tập 48 bài, mỗi tuần phát sóng 02 bài và mỗi bài phát sóng 3 lượt tới tất cả 10 thôn, làng trên địa bàn toàn xã); Tổ chức sinh hoạt thôn tại 10 thôn trên địa bàn xã Hoàn Sơn, mỗi thôn tổ chức 12 buổi với các nội dung tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam; tổ chức sinh hoạt động đồng với các chủ đề giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình…
Các hình thức tuyên truyền, vận động được tổ chức đa dạng, phong phú: tổ chức các cuộc thi, biểu diễn tiểu phẩm, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; nói chuyện chuyên đề, các hoạt động tuyên truyền trực quan như diễu hành, pano, băng zôn, áp phích; in ấn các ấn phẩm sách, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp; cấp phát các ấn phẩm truyền thông.
Tuyên truyền trực quan được thực hiện tập trung vào các dịp Ngày gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6); Ngày Thế giới xoá bỏ bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em gái (25/11). Các hình thức truyên truyền được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh với khoảng 15.000 lượt hoạt động truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về PCBLGĐ. Trong 10 năm toàn tỉnh tổ chức treo khoảng 4000 chiếc pano, băng zôn trên các trục đường, thị trấn, thị tứ; lắp đặt 9 biển quảng cáo lớn. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các huyện, thị, thành phố tổ chức 20 lượt đoàn diễu hành bằng xe mô tô, ô tô tuyên truyền xe lưu động tại địa bàn thành phố Bắc Ninh và các huyện, thị xã.
Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng được thực hiện thường xuyên hàng năm. Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, hàng năm xây dựng tin,
bài, phóng sự trong chương trình thời sự hàng ngày, chuyên đề “Văn hoá-Xã hội”… Trong 10 năm, Đài tỉnh tuyên truyền khoảng 900 tin, phóng sự ngắn, phóng sự, bài thu thanh tuyên truyền, biểu dương các mô hình tiên tiến, các tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, lên án các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Báo Bắc Ninh đã đăng khoảng 400 tin, bài, phóng sự trên báo in và báo điện tử tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình. Các đợt tuyên truyền tập trung cao điểm được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện như: Phối hợp với Báo Bắc Ninh tuyên truyền về xây dựng Gia đình Văn hoá tỉnh Bắc Ninh; phối hợp với Đài PT&TH tỉnh xây dựng phóng sự về Ngày gia đình Việt Nam; phối hợp với Đài Phát thanh thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Gia Bình, huyện Tiên Du, huyện Thuận Thành tuyên truyền về chính sách, pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Số lượng bài viết trên báo, bài phát thanh trên hệ thống thông tin đại chúng của địa phương (từ tỉnh đến xã) trong 10 năm có khoảng hơn 30.000 bài. In ấn, xuất bản, cấp phát nhiều tài liệu tuyên truyền thực công tác gia đình được thực hiện thường xuyên hàng năm. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã in và cấp phát: 2000 cuốn chương trình hành động công tác gia đình tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020; 1.200 cuốn hỏi đáp về phòng, chống bạo lực gia đình và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; 1200 cuốn sách “Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống
bạo lực gia đình”; 1000 cuốn tài liệu “Triển khai, xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình”; 1000 cuốn tài liệu “Hình thức và nội dung sinh hoạt
câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững”. 1000 cuốn tài liệu “Kỹ năng hoạt động của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ và nhóm phòng, chống bạo lực gia đình”; 1000 cuốn “Tư vấn cho người bị bạo lực gia đình”; 1000 cuốn tài liệu “Kiến thức chung về gia đình”; 1000 cuốn tài liệu “Những điều cần biết chuẩn bị cho hôn nhân”; 1000 cuốn tài liệu “ Những năm đầu của cuộc sống vợ chồng “In tờ gấp truyền thông về gia đình văn hóa” và hàng chục nghìn cuốn sách, tài tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng quy ước thôn/làng/khu phố; Hàng chục nghìn tờ rơi, tờ gấp, áp phích tuyên truyền về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục đời sống gia đình; 1000 đĩa Tuyên truyền phụ nữ Bắc Ninh và hàng chục nghìn các loại tờ gấp tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã cấp phát 34.500 tờ rơi kiến thức BLGĐ; 200 cuốn cẩm nang kỹ năng hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ; 5.000 bản cam kết xây dựng gia đình hạnh phúc và bản đăng ký xây dựng gia đình hạnh phúc đã được các cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc; 580 tờ áp phích truyền thông; sử dụng thường xuyên tại 4 cơ sở 9 đĩa hình bộ phim “Phá vỡ sự im lặng’… tặng 1.680 áo phông và 900 mũ mềm; hơn 800 chiếc áo mưa, Phát 2000 tờ lịch năm 2012; 4.600 Bút chì và thước kẻ có in thông điệp PCBLGĐ…
Các hội nghị, hội thảo, toạ đàm về công tác phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Các ngành, các cấp trong tỉnh đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, hội thi và các hình thức khác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình như: Cuộc thi viết “Tìm hiểu luât phòng, chống bạo lực gia đình”, “Ngày hội gia đình hạnh phúc”; Hội thi “Nam giới nói không với bạo lực gia đình”, cuộc thi viết “Phát huy vai trò phụ nữ Bắc Ninh trong xây dựng gia đình văn hoá”; Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình”; Hội thảo “Vận động chính sách và thúc đẩy hợp tác đa ngành trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ”; Hội thảo truyền thông “Kỹ năng tham vấn và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới”, phát động chiến dịch “chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ” đêm giao lưu văn nghệ chủ đề “Bạo lực huỷ hoại yêu thương, chia sẻ khơi nguồn hạnh phúc”; triển lãm ảnh “Là đàn ông” với thông điệp “Mình là đàn ông, không bạo lực với phụ nữ”; tổ chức được 647 cuộc tư vấn pháp luật lưu động cho 56.317 lượt hội viên phụ nữ; được 146 cuộc họp cộng đồng với sự tham gia của 15.290 người dân; 24 cuộc truyền thông trường học; 36 cuộc truyền thông trong cộng đồng v.v.
Kết hợp các nội dung tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam trong các hoạt động công tác gia đình và tiểu đề án IV- tuyên
truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam.
Các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cũng được chỉ đạo tuyên truyền trong các nội dung sinh hoạt chuyên đề tại các Câu lạc bộ gia
đình phát triển bền vững trên địa bàn toàn tỉnh (Số buổi sinh hoạt cộng đồng có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình toàn tỉnh: khoảng 10.000 buổi).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” còn có những khó khăn như Kinh phí chi cho cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình chủ yếu là lồng ghép nội dung, đặc biệt đối với cấp huyện và xã kinh phí chi cho công tác gia đình chưa được quan tâm. Nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về ý nghĩa, vai trò của tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình còn hạn chế, vì vậy chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến việc triển khai, tổ chức, thực hiện.