Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc là một vấn đề phổ biến, được hình thành bởi đặc tính gia trưởng trong xã hội và cấu trúc của gia đình. Tính chất của sự việc thường tăng lên khi đối tượng gây bạo lực sử dụng rượu nặng. Bạo lực gia đình ở Hàn Quốc thường được coi là vấn đề riêng tư và không phải là vấn đề mà cơ quan thực thi pháp luật phải giải quyết. Theo thống kê của Văn phòng Công tố Tối cao, 60% các vụ bạo lực gia đình đã được loại bỏ khỏi các cáo buộc truy tố trong năm 2015, trong khi chỉ có 15,6% trải qua các thủ tục tố tụng. Tổng cộng có 118.178 trường hợp được báo cáo nhưng chỉ có 8.762 vụ bắt giữ được thực hiện.
Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, và điển hình nạn nhân của bạo lực tình dục. Hệ thống này được Bộ Phụ nữ và Gia đình quản lý thông qua các giai đoạn thực hiện gồm: Bộ PNGĐ chỉ đạo lập kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và hỗ trợ ngân sách và chỉ đạo, giám sát. Các tỉnh, thành có trách nhiệm phân bổ tiền hỗ trợ (Hỗ trợ chi phí địa phương) và chỉ đạo, giám sát công tác thực hiện tại địa phương. Các thành phố-quận-huyện có nhiệm vụ phê duyệt việc thành lập cơ sở bảo vệ nạn nhân, chỉ đạo, giám sát và nâng cao năng lực nghiệp vụ của nhân viên ở cơ sở.
Các cơ sở hỗ trợ nạn nhân gồm:
• Điểm tư vấn, công trình bảo vệ
• Đường dây nóng (1366)
• Trung tâm trẻ em Hoa hướng dương
• Trung tâm phụ nữ trẻ em Hoa hướng dương
• Trung tâm hỗ trợ 1 cửa
Các cơ sở này cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân như sau:
• Phát hiện vụ việc (Đường dây nóng 1336): Tư vấn khẩn cấp, kết nối dịch vụ.
• Hỗ trợ tư vấn (Điểm tư vấn nạn nhân): Xây dựng điểm tư vấn; Tăng cường trình độ chuyên môn của nhân viên.
• Hỗ trợ y tế (Cơ quan y tế chuyên trách về bạo lực tình dục): Tăng cường quản lý cơ quan y tế chuyên trách; Xây dựng, phổ cập sổ tay nghiệp vụ đào tạo y tế.
• Trợ giúp pháp luật (Cơ quan trợ giúp pháp lý miễn phí): Tư vấn pháp luật và đại diện tố tụng dân sự-hình sự.
• Hỗ trợ điều tra (Cảnh sát và công tố): Tăng cường đào tạo các cơ quan điều tra chuyên trách; Phòng chống tái diễn hành vi bạo lực.
• Bảo vệ, hỗ trợ tái hòa nhập xã hội (Cơ sở bảo vệ nạn nhân): Xây dựng cơ sở bảo vệ; Chương trình trị liệu, phục hồi cho nạn nhân
• Hỗ trợ nạn nhân: tư vấn, luật pháp, chữa trị tâm lý, y tế, điều tra.