Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 185/2007/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Để có nọi dung về công tác gia đình, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình. Theo đó, “Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ VH-TT-DL thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình; UBND các cấp thực hiện QLNN về công tác gia đình tại địa phương” (Điều 1 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP nêu trên)
Như vậy, Tại Trung ương, Vụ Gia đình là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL thực hiện nhiệm vụ QLNN về gia đình, trong đó có PCBLGĐ
Tại cấp Tỉnh: Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình là đơn vị chuyên môn, giúp Ban Giám đốc Sở VHTTDL (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao) tham mưu cho UBND thực hiện nhiệm vụ QLNN về gia đình tại địa phương;
Tại cấp Huyện: Phòng Văn hóa và Thông tin là đơn vị chuyên môn tham mưu cho UBND huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN về gia đình tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý;
Tại cấp Xã: Ban Văn hóa xã hội trong đó có 01 Công chức văn hóa xã hội tham mưu, giúp việc cho UBND xã.
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, tại các tỉnh, huyện, xã đã thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình do Chủ tịch UBND cùng cấp ra quyết định thành lập. Thành phần Ban chỉ đạo, theo hướng dẫn tại văn bản số 1316/BVHTTDL-GĐ ngày 15/4/2013 của Bộ VH-TT-DL. Như sau:
– Đại diện Lãnh đạo UBND: Trưởng ban;
– Đại diện lãnh đạo cơ quan VH-TT-DL: Phó Trưởng ban
– Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ: Phó Trưởng ban
– Các Uỷ viên gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động, Thương binh, Xã hội; Y tế; Gíao dục
– Đào tạo; Tư pháp; Tài chính; Công an; Các cơ quan hữu quan khác; Mời đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Hội Người cao tuổi; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có liên quan.
Ban chỉ đạo có chức năng tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND về công tác gia đình và PCBLGĐ bao gồm:
+ Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác gia đình, PCBLGĐ trên địa bàn.
+ Chỉ đạo về tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực công tác gia đình, PCBLGĐ theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan QLNN về gia đình cùng cấp.
Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo gồm:
+ Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch tổ chức, phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình và PCBLGĐ trình UBND cùng cấp quyết định.
+ Giúp UBND tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của UBND về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác gia đình và PCBLGĐ.
+ Đề xuất với UBND các biện pháp giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác gia đình và PCBLGĐ.
+ Tham mưu giúp UBND cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan chuyên trách về công tác gia đình trong việc tổ chức công tác gia đình và PCBLGĐ.
+ Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban chỉ đạo công tác gia đình, ý kiến của UBND về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác gia đình và PCBLGĐ.
+ Đề nghị Chủ tịch UBND và cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác gia đình và PCBLGĐ tại địa phương.
– Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về công tác gia đình và PCBLGĐ.
Như vậy, chỉ ở cấp Trung ương mới có bộ máy chuyên trách (Vụ Gia đình) còn cấp Tỉnh, cấp Huyện do phân công trong nội bộ của Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin.