Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Phòng chống bạo lực gia đình Thực trạng các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình

Thực trạng các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình

01/11/201825/12/2018 - Vụ Gia Đình

Theo thống kê của Bộ Tư pháp tại báo cáo tham luận 10 năm thi hành Luật PCBLGĐ, thì:
Hệ thống trợ giúp pháp lý

Hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, đó là: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của nhà nước: 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và 178 Chi nhánh ở cấp huyện; 336 các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (Tổ chức hành nghề luật sư: 284, Trung tâm tư vấn pháp luật: 52).

Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nói chung và phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tội phạm buôn bán người nói riêng là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Trên cơ sở các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp và các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý; trong đó có các hoạt động trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù là phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán, bị bạo lực gia đình.

Trong thời gian qua, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho nữ giới thuộc diện trợ giúp pháp lý, kết quả đạt được như sau:

– Năm 2008: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 54.589 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 127.998 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,65%);

– Năm 2009: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 45.561 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 108.298 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,07%);

– Năm 2010: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 39.791 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 94.576 người được trợ giúp pháp lý (Chiếm 42,07%);

– Năm 2011: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 43.147 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 83.336 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 51,77%);

– Năm 2012: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 51.232 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 103.378 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 49,56%);

– Năm 2013: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 63.492 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 130.808 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 48,54%);

– Năm 2014: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 60.809 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 130.224 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 46,70%);

– Năm 2015: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 65.567 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 142.660 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 50,35%);

– Năm 2016: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 42.839 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 90.724 người trợ giúp pháp lý (chiếm 47,22%);

– Năm 2017: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 41.416 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 87.268 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 47,45%);

– Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/06/2018: thực hiện trợ giúp pháp lý cho 10.964 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 25.702 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,65%).

Tính riêng trong năm 2016, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý cho 600 nạn nhân của bạo lực gia đình.
Với kết quả trợ giúp pháp lý này đã phần nào giúp cho nạn nhân BLGĐ giải tỏa được tâm lý và giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Long An 18 1 Long An triển khai công tác gia đình năm 2021
  • Thanh Hóa tổ chức hưởng ứng 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2021)
  • Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh
  • Một số quy định về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em
  • Vai trò của phụ nữ và nam giới trong tổ chức cuộc sống gia đình
  • Sơn La: kết quả tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?