Căn cứ Công văn số 474/BVHTTDL-GĐ ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2024; Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Phú Thọ báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác gia đình năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo đánh giá thuận lợi và tồn tại, hạn chế như Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát công tác gia đình trên địa bàn tỉnh. Công tác phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả, khắc phục được sự thiếu thống nhất, chồng chéo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các Sở ban, ngành, đoàn thể và các huyện thành, thị đã chủ động tham mưu có hiệu quả các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ẩm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh,của đất nước; Công tác tuyên truyền được đổi mới và đa dạng góp phần đưa hiệu quả của công tác gia đình đi vào chiều sâu và có chất lượng. Nhận thức của nhân dân trên địa bàn tỉnh về trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc. Việc triển khai thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được chú trọng và phát triển, góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những tồn tại, hạn chế như công tác tuyên truyền giáo dục ở một số nơi chưa phong phú nên chưa làm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi mạnh mẽ trong nhân dân, nhất là đối với vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình; Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình thay đổi thường xuyên, nhất là ở cấp huyện, cấp xã; chưa có đội ngũ cộng tác viên cơ sở về công tác gia đình; chưa huy động được các nguồn lực xã hội hóa trong thực hiện các hoạt động về công tác gia đình; Công tác xử lý thông tin và thu thập số liệu, cập nhật số liệu vào sổ theo dõi công tác gia đình ở cơ sở chưa được chú trọng quan tâm; số liệu về tình trạng bạo lực gia đình chưa thực sự chính xác, kịp thời.
Báo cáo cũng nêu rõ phương hướng kế hoạch công tác năm 2025 với nhiều nội dung hoạt động phong phú, thiết thực.
vgđ