Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Quy định Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình

Quy định Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình

02/11/202202/01/2023 - Vụ Gia Đình

Bạo lực gia đình là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cuộc hôn nhân đổ vợ, ly hôn, ly thân ở nhiều cặp vợ chồng. Không những thế, những hành vi bạo hành có thể khiến cho người bị bạo lực gia đình rơi vào trạng thái bị suy kiệt sức lực, mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng và cần có thời gian, tiền bạc để chữa trị. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến cả người bị bạo lực gia đình, người gây bạo lực và cả gia đình của họ. Thực tế này đòi hỏi phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc, thích đáng đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Đây cũng là lý do Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) bổ sung thêm quy định Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Điều 24 Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định việc “Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình” như sau:
1. Khi được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;
b) Khi có căn cứ cho rằng hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Việc yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không chấp hành yêu cầu thì Công an xã được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã.
Việc bổ sung quy định này đã nhận được sự đồng thuận của các cơ quan và Quốc hội. Lý giải về việc bổ sung quy định này, Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban soạn thảo Luật cho biết, “hiện nay lực lượng công an xã đa số là công an chính quy, trong chức năng, nhiệm vụ của công an, chúng tôi thấy rằng khi làm việc với Bộ Công an thì chức năng về phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ đó là 2 vấn đề lớn của ngành công an đang triển khai. Biện pháp này chính là hình thức về phòng ngừa xã hội và nó cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp bạo lực gia đình do công an xử lý, cụ thể ở đây người bạo lực là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, với mục đích là làm rõ thông tin các vụ việc, chưa phải xử lý hành chính hay xử lý hình sự. ”
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình sẽ khắc phục những bất cập của Luật 2007, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phòng chống, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Quảng Trị: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em
  • Báo cáo kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình-Bộ Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn
  • Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020
  • Đắk Nông: Kết quả thực hiện công tác gia đình năm 2024
  • Chuyển biến về giá trị giáo dục của gia đình
  • Đánh giá chung và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác gia đình 6 tháng cuối năm 2021, tỉnh Khánh Hòa
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?