Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Cha mẹ nên hành xử như thế nào khi con cái bước vào tuổi teen

Cha mẹ nên hành xử như thế nào khi con cái bước vào tuổi teen

01/11/202201/01/2023 - Vụ Gia Đình

Bước vào tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn nhiều thử thách. Không ít bạn trẻ chọn cách nổi loạn để đối phó với áp lực từ bạn bè, việc học ở trường, kỳ vọng của cha mẹ và chuẩn mực xã hội. Cùng với đó, sự khác biệt về nhận thức, quan niệm, suy nghĩ và cách sinh hoạt giữa cha mẹ và con cái tạo nên những xung đột về tâm lý, khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách. Vậy vì sao tuổi dậy thì lại trở thành nỗi lo lắng, đau đầu của các bậc làm cha làm mẹ và phải đối xử với con em mình ra sao trước cái tuổi “dở người lớn, dở trẻ con” này?
Bướng bỉnh, chống đối cha mẹ, ăn nói cộc lốc, buồn vui vô cớ, hay dỗi hờn, thích tụ tập thành từng nhóm, xao nhãng học hành, thích thức khuya, ít tâm sự chia sẻ với bố mẹ, tơ tưởng đến các bạn khác giới sớm… Nhiều người đã gọi đó là chân dung của tuổi dậy thì. Không ít những người bố người mẹ đã phải đau đầu vì có những đứa con đang ngoãn ngoãn, dễ bảo, bỗng dưng …dở chứng. Có thể nói, làm cha mẹ khi con cái bước vào tuổi teen, độ tuổi từ 13 – 19 là giai đoạn mệt mỏi nhất. Giai đoạn này, sinh lý của trẻ phát triển sớm, nhưng tâm lý lại chưa phát triển kịp, không ít cha mẹ đau đầu vì hành vi trái tính, trái nết của đứa con tuổi mới lớn.
Là cha mẹ, ai cũng yêu thương con cái. Tuy nhiên, hầu như các ông bố bà mẹ thường mang những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân để áp đặt, bắt buộc con cái phải như thế này, thế kia mà không hỏi ý kiến của con. Trong khi đó, con cái ở tuổi “teen”, lứa tuổi có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý cần sự thông cảm, hiểu và chia sẻ nhiều hơn thay vì những câu nói, mệnh lệnh áp đặt từ cha mẹ.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, khi con cái bước vào giai đoạn tuổi “teen”, ngoài việc lắng nghe, chia sẻ cùng con thì đây còn là giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Yêu thương, lắng nghe để thấu hiểu và học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn này là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh.
Cùng con vượt qua các giai đoạn của cuộc đời là mong ước của tất cả các bậc cha mẹ. Ngày nay, để trở thành một người đồng hành lý tưởng, ngoài tình yêu thương còn cha mẹ cần bổ sung cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản của một phụ huynh thời 4.0.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ góp phần trực tiếp xây dựng nhân cách con người mới
  • Tôn chỉ mục đích của chương trình Truyền hình Vì trẻ em
  • Tỉnh Đắk Nông: Sơ kết Công tác gia đình 6 tháng đầu năm
  • Phòng chống nạn tảo hôn – Phòng chống xâm hại trẻ em
  • Lai Châu: Bế mạc Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”
  • Da Nang 313 Đà Nẵng: Thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?