Khái niệm phân biệt đối xử với người khuyết tật (NKT) quá hẹp, chỉ tập trung vào các hành vi của cá nhân như xa lánh, từ chối, ngược đãi, chê bai, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì khiếm khuyết của họ, không bao gồm các hành vi của tổ chức. Khái niệm này cũng không áp dụng cho hành vi phân biệt đối xử gián tiếp. Các trường hợp phân biệt đối xử đối với NKT được quy định trong luật chưa rõ ràng, hiệu quả và có tính khả thi, hoặc nhiều trường hợp không được quy định, chưa tạo nên sự trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.
Khuyến nghị: Khái niệm phân biệt đối xử nên được mở rộng bao gồm cả phân biệt đối xử trực tiếp cũng như phân biệt đối xử gián tiếp và bổ sung hành vi phân biệt đối xử do tổ chức thực hiện bên cạnh các hành vi phân biệt đối xử do cá nhân thực hiện. Các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn cần được quy định rõ ràng trong Luật Người khuyết tật và các văn bản khác có liên quan, cùng với việc xây dựng các cơ chế thực thi và biện pháp khắc phục hậu quả cho nạn nhân của sự phân biệt đối xử.