Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, gia đình có 4 chức năng, trong đó có chức năng “giáo dục, xã hội hóa đối với trẻ em”. Chức năng đó được thể hiện:
Có thể hiểu xã hội hoá đối với trẻ em là một quá trình bao gồm việc đứa trẻ học tập (được chỉ dẫn) về những cách thức, qui định của gia đình và xã hội để nó có thể tham gia vào các hoạt động đời sống của gia đình và xã hội. Đứa trẻ không thể trưởng thành và phát triển nếu chúng bị tách khỏi gia đình và bị biệt lập với xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, thì xã hội hóa đối với trẻ em chính là việc dạy dỗ và trao truyền kỹ năng sống của các thành viên gia đình, họ tộc để đứa trẻ trưởng thành, thích ứng được yêu cầu của đời sống.
Mỗi gia đình là một nhóm xã hội khác nhau, do vậy quá trình xã hội hoá đối với trẻ em cũng bị chi phối bởi những đặc điểm khác nhau trong nếp sống. Nội dung và các hình thức của lối sống trong mỗi gia đình không phải là bất biến, ngược lại chúng cũng bị tác động và biến đổi theo từng thời đại. Sự biến đổi đó chủ yếu do tác động của các nhân tố kinh tế và văn hoá, trong đó văn hoá là một nhân tố cực kỳ quan trọng làm thay đổi kết quả quá trình xã hội hoá trẻ em trong những gia đình khác nhau.
Do vậy chức năng “giáo dục, xã hội hóa đối với trẻ em” là một trong những chức năng quan trọng của gia đình, giúp trẻ em có điều kiện và cơ hội phát triển toàn diên./.