Đối với gia đình: Sự phát triển nền kinh tế xã hội nhất là nền kinh tế thị trường đã tác động, làm thay đổi cơ cấu gia đình Việt Nam, biểu hiện cụ thể: nhiều gia đình chỉ tập trung quan tâm phát triền kinh tế, lo “kiếm tiền”, nên sự quan tâm, thời gian gần gũi giữa các thành viên trong gia đình ngày càng ít hơn, khiến cho các quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái dường như bị lỏng lẻo, nhiều căn bệnh tâm lý xã hội nảy sinh từ gia đình (stress, tự tử…); cá biệt có nhiều gia đình thường xảy ra bạo lực gia đình; hiện tượng ngoại tình diễn ra ngày càng phổ biến (ngoại tình với đồng nghiệp, hàng xóm, thậm chí với cả người giúp việc cho gia đình…) là một trong những nguyên nhân làm cho cuộc sống gia đình rạn nứt, mâu thuẫn và xung đột, dẫn đến bạo lực gia đình, thâm chí tan vỡ.
Đối với công tác xây dựng gia đình:
Với những tác động của nền kinh tế thị trường đối với gia đình như nêu ở trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với công tác xây dựng gia đình
Sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành chức năng trong công tác xây dựng gia đình đảm bảo tính thường xuyên, bền vững, hiệu quả.
Ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc vun đắp, xây dựng giá trị chuẩn mực của gia đình ngày càng xem nhẹ.