Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh niên có hiểu biết thấp về vấn đề sinh con, giảm thiểu MCBGTKS, đa số thanh niên đều ưa thích, mong muốn được biết giới tính của thai nhi, ưa thích con đầu lòng là con trai. Nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu ở trong nước và quốc tế Therese Hesketh – Viện Y tế toàn cầu ĐH Luân Đôn và cộng sự (2012), Vũ Đức Long (2012). Kết quả này cho thấy các hoạt động truyền thông, các dịch vụ cần tập trung hơn nữa về vấn đề bình đẳng giới, những hậu quả của MCBGTKS, về nâng cao vị thế của phụ nữ…Đặc biệt, nhóm thanh niên vùng DTTS, nông thôn còn hiểu biết rất kém trong tất cả các khía cạnh của giảm thiểu MCBGTKS. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy tỷ số giới tính khi sinh của tất cả các vùng miền của Việt Nam, trong đó có vùng miền núi đều cao. Thanh niên cần có hiểu biết về những hành vi bị cấm trong lựa chọn giới tính khi sinh để giảm nguy cơ lựa chọn giới tính của thai nhi, giảm thiểu MCBGTKS.
Như vậy, thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng DTTS, thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân có kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống BLGĐ, chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu MCBGTKS còn hạn chế, trong khi đây là nhân tố rất lớn để tạo nên nền tảng vững chắc cho gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ. Nghiên cứu cho thấy khoảng trống rất lớn mà chương trình (GDTHN) cần chú trọng, quan tâm hỗ trợ trang bị kiến thức cho thanh niên, đặc biệt nhóm thanh niên ngoài trường học, ở vùng nông thôn, vùng DTTS, công nhân.