Gia đình là một nguồn lực ASXH quan trọng cho các thành viên, chia sẻ gánh nặng ASXH với nhà nước. Xu hướng người dân tự an sinh cho gia đình và bản thân khá phổ biến.
Việt Nam có rất ít chính sách an sinh xã hội dành cho gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thụ hưởng hay can thiệp, ngoại trừ một số chính sách đối với gia đình có công, các hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hầu hết các chính sách ASXH gắn với cá nhân các thành viên như chính sách người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật.
Tỷ lệ bao phủ của BHXH còn thấp. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện, sự tham gia của đối tượng nông dân và lao động khu vực phi chính thức còn rất hạn chế, ngay cả khi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được triển khai từ năm 2008.
Lí do lớn nhất là thu nhập thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại, nên không có điều kiện thực tế để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh đó, nhận thức về vai trò của BHXH, thông tin và khả năng tiếp cận, niềm tin về hiệu quả mức đóng-hưởng của BHXH chưa cao, quyền lợi của bảo hiểm chưa hấp dẫn cũng là các rào cản tham gia hiện nay. Điều này đặt ra yêu cầu về sự hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân và lao động khu vực phi chính thức nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm, đảm bảo ASXH lúc tuổi già,