Theo đó, trong năm 2021, mặc dù tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng các sở, ngành, địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến thực hiện các nội dung liên quan đến công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình bằng các hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với chỉ đạo của Trung ương và thành phố: 56/56 phường, xã đã thực hiện mô hình PCBLGĐ và tiếp tục duy trì các hoạt
động tuyên truyền PCBLGĐ tại các TDP/thôn; hòa giải, tư vấn cho các hộ gia đình có tình trạng BLGĐ nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng này tại cơ sở. 56/56 phường, xã xây dựng được đường dây nóng và địa chỉ tin cậy tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình thông qua số điện thoại UBND phường, Công an phường, Hội LHPN phường, tổ trưởng TDP và số điện thoại của cảnh sát khu vực. Các nhóm PCBLGĐ và các câu lạc bộ thường xuyên cử người trực điện thoại đường dây nóng: Công an phường, UBND phường, số điện thoại của cảnh sát khu vực, Phụ nữ, các trưởng nhóm PCBLGĐ để tiếp nhận những thông tin về bạo lực gia đình trên địa bàn.
Về tình hình PCBLGĐ: Năm 2021 toàn thành phố có 96 vụ/95 đối tượng bạo lực gia đình. Nạn nhân các vụ BLGĐ phần lớn là phụ nữ. Các cơ quan chức năng đã xử lý như sau: Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư: 32 người; tạm giữ, xử phạt hành chính: 63 người.
Bên cạnh việc giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, các cơ quan, đoàn thể tại địa bàn còn tổ chức tư vấn đối với các trường hợp, gia đình có nguy cơ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn đối với những người nghiện rượu, bia, cờ bạc, những người công việc không ổn định… Tạo việc làm, hỗ trợ kinh tế tạo điều kiện để các hộ gia đình khó khăn có công việc ổn định đảm bảo tình hình kinh tế trong gia đình. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý bài trừ các tệ nạn xã hội nhằm hạn chế hành vi bạo lực gia đình.