Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Cục trưởng Cục Trẻ em: ‘Cần xóa bỏ định kiến và áp lực lên nam giới’

Cục trưởng Cục Trẻ em: ‘Cần xóa bỏ định kiến và áp lực lên nam giới’

02/10/202102/01/2022 - Vụ Gia Đình

Đó là chia sẻ của ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – tại sự kiện ra mắt Diễn đàn Kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững ở Việt Nam, diễn ra sáng 19-11 tại Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – giám đốc Đại học Y Hà Nội, chủ tịch lâm thời VNMENNET – chia sẻ trong quan niệm truyền thống, nam giới luôn là tác nhân gây bất bình đẳng giữa nam và nữ. Chúng ta lên án các hành vi bạo lực của nam giới lên phụ nữ, thế nhưng đến nay cần sự thay đổi định kiến.
“Mẫu người nam giới thành công là mạnh mẽ, có công việc thành đạt, quản lý, lãnh đạo gia đình, còn người phụ nữ phải là hậu phương vững chắc, chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên giới trẻ ngày nay đã có nhiều thay đổi, họ tiếp nhận thông tin mới, vậy người đàn ông tại sao phải theo mẫu hình truyền thống.
Chúng ta cần thúc đẩy mẫu hình nam tích cực, tôn vinh đóng góp của nam giới, thúc đẩy tinh thần nam giới tiến tới quan hệ nam giới bình đẳng chung”, ông Hiếu nói.
Chia sẻ những vấn đề nam giới đang gặp phải, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mong muốn kết nối mọi cá nhân, tổ chức để xóa bỏ những áp lực, định kiến lên nam giới nhằm phát huy tối đa năng lực của nam giới, hướng đến bình đẳng giới chung.
“Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng, để thay đổi định kiến giới cần phát triển kinh tế – xã hội. Không nên đặt quá nhiều áp lực lên nam giới trong cả vấn đề xã hội lẫn trong gia đình. Tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới phát triển bình đẳng”, ông Nam chia sẻ.
Đã tham gia gặp gỡ và tư vấn cho nhiều nam giới trong các dự án bình đẳng giới, TS Hoàng Tú Anh, chủ tịch Mạng lưới Phòng ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet), nhận thấy nam giới hiện tại đang rất cô đơn và khủng hoảng, cả về vấn đề thể chất lẫn tinh thần.
Bà cho biết: “Phụ nữ dù đang bị những khuôn mẫu nhưng phụ nữ nhận được nhiều giáo dục từ bé, từ mẹ, từ nhà trường. Nhưng nam giới thì lại không có được sự giáo dục giới như vậy, họ không nhận được những chia sẻ từ bố để sau này trở thành người đàn ông như thế nào. Họ không biết mình theo hình mẫu nào, họ phải tự mình tìm cách để đi”.
Thậm chí, nhiều người chọn cách bỏ việc để ở nhà chăm con hay bỏ hết mọi thứ để đưa vợ đến những nơi vợ muốn. Nhưng họ không biết mình làm như vậy đã đúng chưa. Nam giới không được dạy và thể hiện các cảm xúc của mình, họ không có cách để giải tỏa nên nhiều trường hợp dẫn đến bạo lực”.
Sinh ra và lớn lên tại tỉnh miền núi Điện Biên, anh Cầm Văn Trường đã tích cực tham gia vào các dự án bình đẳng giới. Anh chia sẻ: “Quê hương nơi tôi sinh sống là 100% đồng bào dân tộc, họ gặp nhiều hạn chế về thông tin, ít được tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức và phòng ngừa về bạo lực giới.
Chúng tôi rất vui mừng khi dự án đến được với vùng sâu, vùng xa. Qua những dự án về bình đẳng giới ấy, nhiều anh đã nói với chúng tôi: Từ giờ tôi không nói, giúp vợ làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, mà việc đó là việc chung của cả vợ và chồng.
Có anh chia sẻ, trước đây mình uống rượu đến khi say không kiểm soát được dẫn đến đánh vợ con, từ giờ không uống rượu nữa. Chúng tôi đã thấy được sự thay đổi của những nam giới trong bình đẳng giới.
Diễn đàn Kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững tại Việt Nam được thành lập với sự tham gia quản trị của nhiều chuyên gia, như PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Trần Quốc Nam – quản trị diễn đàn Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam; TS Trần Kiên – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội; Lê Văn Công – huy chương vàng Paralympics 2016…

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác gia đình năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
  • Tôn trọng- nguyên tắc chung trong ứng xử giữa cha mẹ với con
  • Ý nghĩa của sự chung thủy, nghĩa tình đối với đời sống vợ chồng
  • Giồng Trôm – Tập huấn xây dựng đời sống văn hóa và công tác gia đình năm 2019
  • Bình Thuận: Thực hiện các hoạt động thuộc “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”
  • Đánh giá chung việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em thuộc trách nhiệm sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?